Kế hoạch dạy học môn KHTN 7
Năm học 2022 – 2023
BÀI 35: THỰC HÀNH:
CẢM ỨNG Ở SINH VẬT
Môn học: KHTN - Lớp: 7
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trình bày được cách làm thí nghiệm chứng minh tính cảm ứng (hướng
sáng, hướng nước, hướng tiếp xúc) ở thực vật.
- Quan sát, ghi chép và trình bày được kết quả quan sát một số tập tính của
động vật.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan
sát trong thực tế về một số tập tính của sinh vật.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các bước tiến
hành thí nghiệm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ phát sinh trong quá trình
học.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên:
- Năng lực nhận biết KHTN: Nhận biết một số tập tính thường gặp ở sinh
vật.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Quan sát, ghi chép và trình bày được kết quả
quan sát một số tập tính của động vật.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng các kiến thức về cảm ứng
vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn (ví dụ: trong học tập, chăn nuôi,
trồng trọt, …).
Hình thành các tập tính tốt cho vật nuôi (như ăn đúng giờ, đi vệ sinh đúng
chỗ, …)
3. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
-
Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân
nhằm tìm hiểu về các tập tính của sinh vật.
-
Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm
vụ thí nghiệm, thảo luận về cách thức thực hiện.
-
Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm quan
sát được.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Trang 1