Kế hoạch dạy học môn KHTN 6
Năm học 2021 – 2022
BÀI 24: THỰC HÀNH: CHỨNG MINH QUANG HỢP Ở CÂY XANH
Môn học: KHTN - Lớp: 7
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Sau bài học, HS sẽ:
- Sử dụng được các dụng cụ, thiết bị, mẫu vật của bài thực hành.
- Tiến hành thí nghiệm chứng minh quang hợp ở cây xanh.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan
sát tranh ảnh, mẫu vật, video thí nghiệm để:
+ Nêu được tên các thiết bị, dụng cụ cần thiết để làm thí nghiệm.
+ Trình bày được các bước tiến hành thí nghiệm.
+ Nêu được hiện tượng, kết quả của thí nghiệm.
+ Giải thích được ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ thực vật
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm hiệu quả theo đúng yêu
cầu của GV trong các thao tác thực hành nhằm chứng minh được tinh bột được tạo
thành quang hợp và giải phóng oxygen và hoàn thành trả lời các câu hỏi vào bảng
thu hoạch của nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong làm và quay video thí
nghiệm chứng minh quang hợp giải phóng khí oxygen.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên :
- Năng lực nhận biết KHTN: Nhận biết, kể tên, phân loại các loại thiết bị,
dụng cụ và hóa chất cần thiết. Mô tả được các bước thực hành. Chứng minh tinh
bột được tạo thành trong quang hợp và quang hợp giải phóng khí oxygen.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Nêu được Thực vật có khả năng quang hợp
trong các điều kiện ánh sáng khác nhau ( ngoài trời, trong nhà hoặc dưới ánh sáng
đèn LED..) để tổng hợp chất hữu cơ ( tinh bột) cung cấp cho cơ thể và giải phóng
oxygen ra ngoài môi trường.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng hiểu biết về quang hợp để
giải thích được ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh.
3. Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học chịu khó tìm tòi tài liệu thực hiện nhiệm vụ cá nhân để:
Nhóm soạn giáo án Vật lý THCS
Trang 1