Ngày soạn:
CHƯƠNG X: SINH SẢN Ở SINH VẬT
BÀI 39 : SINH SẢN VÔ TÍNH Ở SINH VẬT
Thời gian thực hiện: 3 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Phát biểu được khái niệm sinh sản ở sinh vật.
- Trình bày được thế nào là sinh sản vô tính ở thực vật, lấy được ví dụ minh họa.
- Phân biệt được các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật. Lấy được ví dụ minh hoạ.
- Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật. Lấy được ví dụ minh hoạ
- Trình bày được vai trò của sinh sản vô tính ở thực vật và ứng dụng của sinh sản vô tính
trong đời sống con người
- Gỉải thích một số hiện tượng thực tế có liên quan đến kiến thức bài học
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập; biết tự tìm kiến thức thông
qua tài liệu tham khảo, qua kênh hình, qua sách giáo khoa;
- Năng lực giải quyết vấn đề: Nhận thức và giải quyết được các tình huống trong học tập,
biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề cần giải quyết.
- Năng lực tư duy: Đặt câu hỏi để làm rõ các tình huống, nêu được nhiều ý tưởng trong học
tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động trong giao tiếp, biết sử dụng ngôn ngữ phù hợp để
trình bày một nội dung kiến thức, tự tin khi nói trước đám đông. Làm việc theo nhóm, tập
thể để giải quyết một nhiệm vụ học tập, biết chia sẻ thông tin.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: Khai thác Internet để tìm kiếm nội dung kiến thức.
Năng lực sinh học:
- Năng lực nhận thức kiến thức sinh học, tìm tòi khám phá thế giới sống.
- Vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn: Giải thích những hiện tượng thường gặp trong
tự nhiên và đời sống hàng ngày.
3. Phẩm chất
- Có thái độ tích cực, hợp tác trong làm việc nhóm;
- Có ý thức tự học, tìm tòi kiến thức mới
- Yêu thích, say mê nghiên cứu khoa học.
- Yêu thương, chăm sóc và bảo vệ cơ thể, môi trường.
II. Thiết bị dạy học và học liệu