Kế hoạch dạy học môn KHTN 7
Năm học 2022 – 2023
BÀI 30: TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG
Ở THỰC VẬT
Môn học: KHTN - Lớp: 7
Thời gian thực hiện: 04 tiết
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Dựa vào sơ đồ đơn giản mô tả được con đường hấp thụ, vận chuyển nước
và chất khoáng của cây từ môi trường ngoài vào miền lông hút, vào rễ, lên
thân cây và lá cây
- Dựa vào sơ đồ hình ảnh, phân biệt được sự vận chuyển các chất trong mạch
gỗ từ rễ lên lá cây (dòng đi lên) và từ lá xuống các cơ qua trong mạch rây
(dòng đi xuống).
- Nêu được vai trò thoát hơi nước ở lá và hoạt động đóng, mở khí khổng
trong quá trình thoát hơi nước.
- Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến trao đổi nước và các chất
dinh dưỡng ở thực vật
;
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan
sát thí nghiệm để tìm hiểu về quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực
vật.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra con đường vận
chuyển, hấp thụ nước và chất khoáng ở khắp các bộ phận của cây.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong các thí nghiệm: vận
chuyển nước ở thân cây, thoát hơi nước ở lá cây.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên :
- Năng lực nhận biết KHTN: Nhận biết, kể tên các loại mạch, các bộ phận
của cây và vai trò của chúng.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Tiến hành được thí nghiệm chứng minh thân
vận chuyển nước và lá thoát hơi nước;
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: biết cách áp dụng kiến thức vào thực
tiễn trồng trọt: tưới nước và bón phân hợp lí, chăm sóc cây cối...
3. Phẩm chất:
-
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
+ Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân
nhằm tìm hiểu về con đường vận chuyển nước và các chất dinh dưỡng ở
thực vật.
Trang 1