BÀI 4: SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
Môn học: KHTN - Lớp: 7
Thời gian thực hiện: 07 tiết
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố vào bảng hệ thống tuần hoàn.
- Cấu tạo của bảng tuần hoàn: ô, chu kì, nhóm nguyên tố (nhóm A, nhóm B).
- Vị trí của các nhóm nguyên tố kim loại, phi kim, khí hiếm trong bảng tuần
hoàn các nguyên tố hóa học.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát
tranh ảnh để tìm hiểu về cấu tạo bảng tuần hoàn.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra vị trí của các nhóm
nguyên tố kim loại, phi kim, khí hiếm trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hiện nhiệm vụ.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên:
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Nêu được cấu tạo chung của bảng tuần hoàn.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: Đọc tên được các nguyên tố
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: trình bày được cấu tạo, vị trí của các
nguyên tố trong bảng tuần hoàn. Từ vị trí nguyên tố trong BTH (ô, nhóm, chu
kì) suy ra cấu trúc nguyên tử của nguyên tố và ngược lại.
3. Phẩm chất:
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm
tìm hiểu về bảng tuần hoàn.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ
có hiệu quả.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
- Mô hình cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố.
- Phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.
III. Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
1