CHUYÊN ĐỀ 2: HÌNH HỌC TRỰC QUAN
HH6. CHUYÊN ĐỀ 2 - HÌNH HỌC TRỰC QUAN
CHỦ ĐỀ 3: ỨNG DỤNG TÍNH ĐỐI XỨNG TRONG TỰ NHIÊN
PHẦN I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. HÌNH CÓ TÍNH ĐỐI XỨNG
- Hình có trục đối xứng còn được gọi là hình đối xứng trục. Hình có tâm đối xứng còn được gọi là hình
đối xứng tâm. Hình có trục đối xứng hoặc có tâm đối xứng hoặc vừa có trục đối xứng, vừa có tâm đối
xứng được gọi là hình có tính đối xứng.
- Có đường thẳng
d
chia hình thành hai phần, mà nếu “gấp” hình theo đường thẳng
d
thì hai phần đó
“chồng khít” lên nhau. Những hình như thế gọi là hình có trục đối xứng và đường thẳng
d
được gọi là
trục đối xứng của hình đó.
- Mỗi hình có một điểm
O
, mà khi quay hình đó xung quanh điểm
O
đúng một nửa vòng thì hình thu
được “chồng khít” với chính nó ở vị trí ban đầu (trước khi quay). Những hình như thế gọi là hình có tâm
đối xứng và điểm
O
được gọi là tâm đối xứng của hình đó.
- Đoạn thẳng có
1
trục đối xứng là đường thẳng đi qua trung điểm của đoạn thẳng và vuông góc với đoạn
thẳng đó. Tâm đối xứng của đoạn thẳng chính là trung điểm của nó.
- Hình thoi có
2
trục đối xứng chính là hai đường chéo của nó. Tâm đối xứng của hình thoi là giao điểm
của hai đường chéo.
- Hình vuông có
4
trục đối xứng, đó là hai đường chéo và mỗi đường thẳng đi qua trung điểm hai cạnh
đối diện của hình vuông. Tâm đối xứng của hình vuông là giao điểm của hai đường chéo.
- Hình chữ nhật có
2
trục đối xứng. Mỗi đường thẳng đi qua trung điểm hai cạnh đối diện là một trục đối
xứng của hình chữ nhật. Tâm đối xứng của hình chữ nhật là giao điểm của hai đường chéo.
- Hình bình hành không có trục đối xứng. Tâm đối xứng của nó là giao điểm của hai đường chéo.
- Hình tròn có vô số trục đối xứng và mỗi đường thẳng đi qua tâm là một trục đối xứng của hình tròn.
Tâm của hình tròn chính là tâm đối xứng của hình tròn đó.
- Hình thang cân có
1
trục đối xứng và trục đối xứng là đường thẳng đi qua trung điểm hai đáy của hình
thang cân. Hình thang cân không có tâm đối xứng.
- Tam giác đều có
3
trục đối xứng. Mỗi trục đối xứng là đường thẳng đi qua một đỉnh của tam giác và
trung điểm của cạnh đối diện trong tam giác đó. Tam giác đều không có tâm đối xứng.
TÀI LIỆU NHÓM :CÁC DỰ ÁN GIÁO DỤC
Trang 1