CHUYÊN ĐỀ 7: CÁC THÍ NGHIỆM HOÁ HỌC
A. LÝ THUYẾT CHUNG
I. Lưu ý chung
1. Cách thu khí
Phải nắm vững tính chất vật lý (tính tan và tỉ khối) để áp dụng phương pháp thu khí đúng.
a. Phương pháp đẩy không khí:
+ Khí đó phải không phản ứng với không khí.
+ Nặng hơn hoặc nhẹ hơn không khí (CO
2
, SO
2
, Cl
2
, H
2
, NH
3
...).
Úp bình thu: Khí nhẹ hơn không khí
Ngửa ống thu: Khí nặng hơn không khí
b. Phương pháp đẩy nước:
+ Khí ít tan trong nước. (H
2
, O
2
, CO
2
, N
2
, CH
4
, C
2
H
4
, C
2
H
2
...).
Lưu ý: Các khí tan nhiều trong nước (khí HCl, khí NH
3
, khí SO
2
…):
+ Ở 20
o
C, 1 thể tích nước hòa tan tới gần 500 thể tích khí hiđro clorua.
+ Ở điều kiện thường, 1 lít nước hòa tan khoảng 800 lít khí amoniac.
+ Khác với CO
2
thì SO
2
là khí tan nhiều trong nước.
Ví dụ: Các hình vẽ sau mô tả các cách thu khí thường được sử dụng khi điều chế và thu khí
trong phòng thí nghiệm. Hình 2 có thể dùng để thu được những khí nào trong các khí sau:
H
2
, C
2
H
2
, NH
3
, SO
2
, HCl , N
2
.
A. H
2
, N
2
, NH
3
B. H
2
, N
2
, C
2
H
2
C. N
2
, H
2
D. HCl, SO
2
2. Làm khô khí
Nguyên tắc chọn chất làm khô: Giữ được nước và không có phản ứng với chất cần làm
khô.
Các chất làm khô: H
2
SO
4
đặc, P
2
O
5
, CaO (vôi sống, mới nung), CuSO
4
(khan, màu trắng),
CaCl
2
(khan), NaOH, KOH (rắn hoặc dung dịch đậm đặc).
- Các khí: H
2
, Cl
2
, HCl, HBr, O
2
, SO
2
, H
2
S, N
2
, NH
3
, CO
2
, C
2
H
4
, C
2
H
2
...
Ví dụ:
- H
2
SO
4 đặc
(tính axit, tính oxi hóa):
+ Không làm khô được khí NH
3
(tính bazơ).
+ Không làm khô được khí HBr (tính khử).
+ H
2
SO
4
đặc làm khô được khí Cl
2
, O
2
, SO
2
, N
2
, CO
2
...
- CaO (vôi sống), NaOH, KOH (rắn) (tính bazơ):
+ Không làm khô được khí CO
2
, SO
2
(oxit axit), Cl
2
(có phản ứng).
+ Làm khô được khí NH
3
, H
2
, O
2
, N
2
...
II. Điều chế khí trong phòng thí nghiệm
1. Điều chế khí H
2
- Phương pháp: Dùng các kim loại hoạt động (Zn, Fe, … ) tác dụng với axit HCl/H
2
SO
4 loãng