CHUYÊN ĐỀ 6: PHƯƠNG PHÁP QUY ĐỔI
1. Cơ sở lý thuyết
1. Khi quy đổi hỗn hợp nhiều chất (Ví dụ: hỗn hợp X gồm: Fe, FeO, Fe
2
O
3
và Fe
3
O
4 .
..)
(từ 3 chất trở lên) thành hỗn hợp hai chất ( như: Fe, FeO hoặc Fe, Fe
2
O
3
hoặc….) một
chất ( như: Fe
x
O
y
hoặc…) ta phải bảo toàn số mol nguyên tố và bảo toàn khối lượng hỗn
hợp.
2. Có thể quy đổi hỗn hợp X về bất kỳ cặp chất nào, thậm chí quy đổi về một chất. Tuy
nhiên ta nên chọn cặp chất nào đơn giản có ít phản ứng oxi hoá khử nhất, để đơn giản
trong việc tính toán.
3. Trong quá trình tính toán theo phương pháp quy đổi đôi khi ta gặp số âm ( như số mol
âm, khối lượng âm) đó là do sự bù trừ khối lượng của các chất trong hỗn hợp, trong
trường hợp này ta vẫn tính toán bình thường và kết quả cuối cùng vẫn thoả mãn.
4. Khi quy đổi hỗn hợp X về một chất là Fe
x
O
y
thì Oxit Fe
x
O
y
tìm được chỉ là oxit giả
định không có thực( ví dụ như: Fe
15
O
16
, Fe
7
O
8
…)
5. Khi quy đổi hỗn hợp các chất về nguyên tử thì tuân theo các bước như sau:
Bước 1: quy đổi hỗn hợp các chất về cac nguyên tố tạo thành hỗn hợp đó
Bước 2: đặt ẩn số thích hợp cho số mol nguyên tử các nguyên tố trong hỗn hợp.
Bước 3: Lập các phương trình dựa vào các định luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn
nguyên tố, bảo toàn electron…
Bước 4: lập các phương trình dựa vào các giả thiết của bài toán nếu có.
Bước 5: giải các phương trình và tính toán để tìm ra đáp án.
6. Một số bài toán hoá học có thể giải nhanh bằng phương pháp bảo toàn khối lượng, bảo
toàn nguyên tố, bảo toàn e… song phương pháp quy đổi cũng tìm ra đáp án rất nhanh,
chính xác và đó là phương pháp tương đối ưu việt, kết quả đáng tin cậy, có thể vận dụng
vào các bài tập trắc nghiệm để phân loại học sinh