Kế hoạch dạy học môn KHTN7-ST
Năm học 2022 – 2023
Bài 2. NGUYÊN TỬ
Thời gian thực hiện: 04 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Trình bày được mô hình nguyên tử Rutherford – Bohr (mô hình sắp xếp electron các lớp
electron ở vỏ nguyên tử).
- Nêu được khối lượng nguyên tử theo đơn vị quốc tế amu (đơn vị khối lượng nguyên tử).
2. Về năng lực
a) Năng lực chung
- Tự chủ, tự học: Chủ động, tự tìm hiểu về nguyên tử, cấu tạo nguyên tử và giải thích tính
trung hòa về điện của nguyên tử.
- Giao tiếp và hợp tác:
+ Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về nguyên tử, các hạt tạo thành nguyên tử (proton,
electron và neutron).
+ Hoạt động nhóm hiệu quả đúng theo yêu cầu của giáo viên trong khi thảo luận về nguyên
tử, đảm bảo các thành viên đều được tham gia, trình bày và báo cáo.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề kịp thời với các thành viên khác trong
nhóm để thảo luận hiệu quả, giải quyết các vấn đề trong bài học và hoàn thành các nhiệm vụ
học tập.
b) Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được mô hình nguyên tử Rutherford – Bohr (mô
hình sắp xếp electron các lớp electron ở vỏ nguyên tử). Nêu được khối lượng nguyên tử theo
đơn vị quốc tế amu (đơn vị khối lượng nguyên tử).
- Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát về hình ảnh nguyên tử, mô hình nguyên tử để tìm hiểu cấu trúc
đơn giản về nguyên tử trong bài.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được nguyên tử trung hòa về điện, sử dụng
mô hình nguyên tử Rutherford – Bohr để xác định các loại hạt tạo thành của một số nguyên
tử trong bài học. Tính được khối lượng nguyên tử theo đơn vị amu dựa vào số lượng hạt cơ
bản trong nguyên tử.
3. Về phẩm chất
- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng bản thân.
Nhóm soạn giáo án Hóa học THCS
-ST.
Trang 1