NHÓM V1.1 – KHTN
BÀI 5: SỰ ĐA DẠNG CỦA CHẤT
Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. Mục tiêu
1.
Kiến thức:
- Nêu được sự đa dạng của chất: Chất ở xung quanh ta, ở đâu có vật thể là ở đó có
chất.
- Trình bày được một số đặc điểm cơ bản của ba thể rắn, lỏng, khí.
- Đưa ra được một số ví dụ về đặc điểm cơ bản của ba thể của chất.
2.
Năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh
ảnh để tìm hiểu sự đa dạng của chất và đặc điểm cơ bản của ba thể rắn, lỏng, khí.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm trong tìm hiểu về chất có ở đâu và
các đặc điểm cơ bản của chất ở thể rắn, lỏng, khí.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong lập bảng thống kê về một số
chất và thể của chất thường gặp trong đời sống.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Quan sát được tranh, ảnh và thu thập thông tin từ hiện tượng thực tế để rút ra chất
ở xung quanh ta và lấy được ví dụ minh họa.
- So sánh, rút ra được đặc điểm về hình dạng và kích thước( thể tích) của chất ở thể
rắn, lỏng, khí.
3.
Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm
hiểu về sự đa dạng của chất.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ
nhóm trong xử lí kết quả nghiên cứu và rút ra nhận xét về đặc điểm của chất ở thể rắn,
lỏng, khí.
- Trung thực, cẩn thận trong thu thập thông tin, xử lí kết quả và rút ra nhận xét.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Một khối trụ kim loại, 1 cốc dầu ăn, một túi nilong, dây buộc, 1 cái cân.
- Phiếu học tập.
- Tranh ảnh về các chất, các thể trên power point.
III. Tiến trình dạy học
1.
Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là tìm hiểu sự đa dạng của chất
a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là: phân biệt được vật
thể, chất với thể; tìm hiểu sự đa dạng của chất.
b) Nội dung:
1