NHÓM V1.1 – KHTN
BÀI 35: HỆ MẶT TRỜI VÀ NGÂN HÀ
Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. Mục tiêu
1.
Kiến thức:
- Trình bày được Mặt Trời và sao phát sáng, Mặt Trăng, các hành tinh và sao chổi
phản xạ ánh sáng Mặt Trời.
- Mô tả được sơ lược cấu trúc của hệ Mặt Trời, nêu được các hành tinh cách Mặt
Trời các khoảng cách khác nhau và có chu kì quay khác nhau.
- Vận dụng được tranh ảnh để chỉ ra được hệ Mặt Trời là một phần nhỏ của Ngân
Hà.
2.
Năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh
ảnh để tìm hiểu về hệ Mặt Trời, Ngân Hà và lý do vì sao ta nhìn thấy được sao, Mặt
Trăng, hành tinh, sao chổi.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các khái niệm, hợp tác
trong thực hiện các hoạt động học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết các câu hỏi, vấn đề liên quan
đến kiến thức trong bài học, giải quyết vấn đề khó khăn và sáng tạo trong các hoạt động
học tập.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Trình bày được sơ lược cấu tạo của hệ Mặt Trời gồm Mặt Trời, 8 hành tinh và các
tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi.
- Trình bày được các hành tinh chuyển động xung quanh Mặt Trời theo cùng một
chiều.
- Trình bày được khái niệm chu kì và phân biệt được mỗi một hành tinh sẽ có một
chu kì khác nhau.
- Phân biệt được trong hệ Mặt Trời bao gồm sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi và chỉ
có sao phát sáng (Mặt Trời), còn các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng Mặt Trời.
- Trình bày được khái niệm Ngân Hà.
- So sánh được độ lớn của Hệ Mặt Trời và Ngân Hà.
3.
Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm
hiểu về sơ lược cấu tạo của hệ Mặt Trời, Ngân Hà và lý do vì sao ta nhìn thấy được sao,
Mặt Trăng, hành tinh, tiểu hành tinh, sao chổi.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thực
hành trong giờ học.
1