NHÓM V1.1 – KHTN
BÀI 34: CÁC HÌNH DẠNG NHÌN THẤY CỦA MẶT TRĂNG
Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 01 tiết
I. Mục tiêu
1.
Kiến thức:
- Hiểu được nguyên nhân vì sao nhìn thấy Mặt Trăng
- Hiểu về các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng
- Thiết kế mô hình thực tế (hoặc vẽ hình) để giải thích được một số hình dạng nhìn
thấy của Mặt Trăng trong tuần trăng
2.
Năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh
ảnh, đoạn phim để tìm hiểu về Mặt Trăng và các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để thực hiện nhiệm vụ học tập giáo
viên giao
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong việc thiết kế mô hình thực tế
hoặc vẽ hình để giải thích được một số hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trong tuần
trăng
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Hiểu biết cơ bản về Mặt Trăng, hình dạng Mặt Trăng khi quan sát từ Trái Đất
- Nhận dạng được vị trí của Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng sẽ cho những hình dạng
khác nhau
- Thiết kế mô hình thực tế hoặc vẽ hình để giải thích được một số hình dạng nhìn
thấy của Mặt Trăng trong tuần trăng.
3.
Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm
hiểu về các hiện tượng thiên văn, về Mặt trăng và vai trò của Mặt Trăng đối với Trái Đất
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động thực hiện nhiệm vụ giáo viên yêu
cầu
- Có niềm tự hào với sự phát triển khoa học kĩ thuật của loài người, ý chí phấn đấu
vươn lên, khám phá tri thức
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Hình ảnh về các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng
- Bảng phụ tương ứng với số nhóm
- Đoạn video giới thiệu về Mặt Trăng, quá trình nhìn thấy Mặt trăng
- Đoạn video về nhà du hành vũ trụ Neil Amstrong.
1