NHÓM V1.1 – KHTN
PHẦN 4: NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI NĂNG LƯỢNG
CHỦ ĐỀ 10: NĂNG LƯỢNG
BÀI 30: CÁC DẠNG NĂNG LƯỢNG
Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 01 tiết
I. Mục tiêu
1.
Kiến thức:
- Từ tranh ảnh (hình vẽ, hoặc học liệu điện tử) hiện tượng trong khoa học hoặc thực
tế, lấy được ví dụ để chứng tỏ năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.
- Phân loại được năng lượng theo tiêu chí.
2.
Năng lực:
2.1. Năng lực chung
-
Năng lực tự học và tự chủ trong tất cả các hoạt động học tập:
+ Chủ động, tích cực nhận nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ GV giao.
+ Tự quyết định cách thức thực hiện, phân công trách nhiệm cho các thành viên
trong nhóm.
+ Tìm kiếm thông tin, tham khảo nội dung sách giáo khoa về các dạng năng lượng.
+ Tự đánh giá quá trình và kết quả thực hiện của các thành viên và nhóm.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong tất cả các hoạt động nhóm:
+ Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự.
+ Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.
+ Hỗ trợ các thành viên trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ.
+ Ghi chép kết quả làm việc nhóm một cách chính xác, có hệ thống.
+ Thảo luận, phối hợp tốt và thống nhất ý kiến với các thành viên trong nhóm để
cùng hoàn thành nhiệm vụ nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong hoạt động vận dụng kiến thức vào dự
án chế tạo:
+ Giải quyết được vấn đề chế tạo mô hình ô tô phản lực, tìm được biện pháp giúp ô
tô đi xa nhất có thể.
+ Sáng tạo trong quá trình chế tạo mô hình.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Từ tranh ảnh (hình vẽ, hoặc học liệu điện tử) hiện tượng trong khoa học hoặc thực
tế, lấy được ví dụ để chứng tỏ năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.
- Phân loại được năng lượng theo tiêu chí.
- Xác định được dạng năng lượng mà vật đang có.
- Vận dụng được kiến thức đã học về các dạng năng lượng và mối quan hệ giữa
năng lượng và khả năng tác dụng lực để chế tạo mô hình ô tô phản lực.
3.
Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
1