Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
TUẦN 23 TOÁN 2
EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ?
(TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Củng cố ý nghĩa của phép nhân: sự lặp lại, phép nhân là cách viết khác của tổng các số
hạng bằng nhau. Củng cố ý nghĩa của phép chia, chia đều. Dựa vào hình ảnh, nói được
tình huống dẫn đến phép chia. Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân qua các
trường hợp cụ thể. Sử dụng từ ngữ diễn đạt thời điểm, khoảng thời gian. Tích hợp: Toán
học và cuộc sống, Tự nhiên xã hội, Âm nhạc, Giáo dục thể chất.
- Vận dụng các bảng nhân 2, nhân 5 để tính. Vận dụng các bảng chia 2, chia 5 để tính.
Sử dụng mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia để tìm kết quả của phép chia. Tính
toán trong trường hợp có hai dấu phép tính (+, -), tính tổng của nhiều số hạng bằng
nhau. Dựa vào hình ảnh, nói được tình huống dẫn đến phép nhân. - Đọc giờ (kim phút
chỉ số 12, 3, 6).
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các
nhiệm vụ học tập. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học
ứng dụng vào thực tế. Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán
học, giao tiếp toán học.
- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1 Giao viên : Mô hình đồng hồ 2 kim và đồng hồ điện tử
2. Học sinh: Bảng chia 2, chia 5, Mô hình đồng hồ 2 kim
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động (5 phút)
- GV: Gió thổi, gió thổi! - HS : Thổi gì, thổi gì?
- GV: Thổi 5 nhóm, mỗi nhóm 2 bạn đứng lên (GV chỉ định 5 nhóm 2 HS). Các bạn còn
lại viết phép tính tìm số HS có tất cả.
- GV: Gió thổi, gió thổi!
- GV: Thổi phép tính phù hợp bài toán: 10 bạn HS xếp thành 5 hàng như nhau, mỗi hàng
mấy HS?
- GV: Gió thổi, gió thổi! - HS : Thổi gì, thổi gì?
- GV: Thổi phép tính phù hợp bài toán: 10 bạn HS xếp thành các hàng, mỗi hàng 2 bạn.
Hỏi có mấy hàng?
HS: 10 HS đứng thành 5 hàng dọc, mỗi hàng 2 bạn
-> Giới thiệu bài học mới: Em làm được những gì ?
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần