NHÓM 5 – LỚP TOÁN 2
1. Nguyễn Thị Hoa
Đơn vị: THPT Trịnh Hoài Đức
2. Ngô Thị Ngọc Hòa
Đơn vị: THPT Huỳnh Văn Nghệ
3. Nguyễn Ngọc Lan
Đơn vị: THPT Huỳnh Văn Nghệ
4. Phạm Trung Hồ
Đơn vị: THPT Huỳnh Văn Nghệ
5. Bùi Thị Bích Thảo
Đơn vị: THPT Huỳnh Văn Nghệ
6. Lê Thị Hoài Tâm
Đơn vị: THPT Tân Bình
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
CHƯƠNG III: HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC
BÀI 5: GIÁ TRỊ LƯỢNG GIÁC CỦA MỘT GÓC BẤT KÌ
TỪ 0
0
ĐẾN 180
0
Môn học/Hoạt động giáo dục: Toán – Hình học: 10
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết giá trị lượng giác của một góc từ
0
0
đến
0
180
- Giải thích hệ thức liên hệ giữ các giá trị lượng giác của 2 góc phụ nhau, bù nhau.
- Sử dụng máy tính cầm tay để tính các giá trị lượng giác của một góc.
- Vận dụng giải một số bài toán có nội dung thực tiễn.
2. Năng lực
- Năng lực tư duy và lập luận: Vận dụng được các tính chất về dấu và GTLG, mối liên
hệ giữa GTLG của 2 góc bù nhau, phụ nhau để tìm các giá trị lượng giác còn lại; tự nhận ra
được sai sót trong quá trình tiếp nhận kiến thức và cách khắc phục sai sót.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Tiếp nhận câu hỏi và các kiến thức liên quan đến giá trị
lượng giác, bài tập có vấn đề hoặc đặt ra câu hỏi về góc và giá trị lượng giác của chúng.
Phân tích được các tình huống trong học tập.
- Năng lực giao tiếp: Tiếp thu kiến thức trao đổi học hỏi bạn bè thông qua hoạt động
nhóm; có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao tiếp.
- Năng lực mô hình hóa: vận dụng kiến thức bài học vào bài toán thực tiễn để xác định
góc và đo góc, đo độ cao
- Năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán: biết sử dụng máy tính cầm tay để
tính toán giữa góc và giá trị lượng giác, dùng thước để đo góc.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới, biết quy lạ về quen, có tinh
thần trách nhiệm hợp tác xây dựng cao.
- Chăm chỉ: tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của
GV. Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgic và hệ
thống.