NHÓM 5 – LỚP TOÁN 5
Họ và tên giáo viên:
1. Nguyễn Hồng Tú
2. Nguyễn Thị Khánh Truyền
3. Nguyễn Thị Hữu Tuyền
4. Phan Thị Thùy
5. Đoàn Nguyễn Trúc Linh
6. Huỳnh Thị Ngọc Thủy
Trường:
THPT Nguyễn An Ninh
THPT Nguyễn An Ninh
THPT Huỳnh Văn Nghệ
THPT Tây Nam
THPT Tây Nam
THPT Lý Thái Tổ
BÀI 26: BIẾN CỐ VÀ ĐỊNH NGHĨA CỔ ĐIỂN CỦA XÁC SUẤT
Môn học/Hoạt động giáo dục: Toán; lớp: 10
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
I.1. Về kiến thức
Nhận biết được một số khái niệm về xác suất cổ điển: phép thử ngẫu nhiên; không gian mẫu;
biến cố (biến cố là tập con của không gian mẫu); biến cố đối; định nghĩa cổ điển của xác suất;
nguyên lí xác suất bé.
Mô tả được không gian mẫu, biến cố trong một số thí nghiệm đơn giản.
Mô tả tính chất cơ bản của xác suất.
I.2. Về năng lực
- Tư duy và lập luận toán học:
+ Phân tích, so sánh để lựa chọn kết quả thuận lợi cho biến cố trong phép thử.
+ Từ các trường hợp cụ thể, HS khái quát, liên tưởng hình thành các kiến thức về xác suất.
- Mô hình hoá Toán học:
+ Chuyển vấn đề thực tế về bài toán liên quan đến khái niệm xác suất.
+ Sử dụng các kiến thức liên quan đến xác suất để giải bài toán.
+ Từ kết quả bài toán trên, trả lời được vấn đề thực tế ban đầu.
- Giao tiếp toán học: Trình bày, diễn đạt, thảo luận, tranh luận và sử dụng được một cách hợp lí
ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để biểu đạt các nội dung liên quan đến xác
suất như:
+ Xác định phép thử; không gian mẫu;
+ Tìm số phần tử của không gian mẫu, số phần tử của biến cố.
+ Tính được xác suất của biến cố.
+ Áp dụng nguyên lí xác suất bé vào các bài toán thực tế.
- Sử dụng công cụ và phương tiện học toán:
+ Máy tính cầm tay: tính xác suất của biến cố, tính số phần tử của không gian mẫu, số phần
tử của biến cố.
+ Xúc xắc, các thẻ đánh số, đồng xu, .....
+ Điện thoại/laptop: tìm kiếm và trình bày các kiến thức có liên quan đến các hoạt động.
+ Bảng phụ (hoặc máy chiếu): trình bày kết quả hoặc chiếu các mô hình dạy học (xúc xắc,
đồng xu, ...).
1