ST
T
HỌ VÀ TÊN
ĐƠN VỊ CÔNG TÁC
1
Mai Long Thời
THPT Huỳnh Văn
Nghệ
2
Nguyễn Đình Phương
THPT Nguyễn Trãi
3
Đoàn Văn Quan
GDTX Tân Uyên
4
Lê Doãn Thịnh
GDTX Thuận An
5
Dương Quang Thái
THPT Võ Minh Đức
6
Lê Minh Thành
GDTX Phú Giáo
7
Lưu Duy Tân
THPT Thái Hòa
8
Nguyễn Ngọc Thảo
THPT Thái Hòa
9
Phan Thanh Duyên
THPT Thái Hòa
10
Võ Thị Hồng Sương
THPT Thái Hòa
Trường:……………………………..
Tổ: TOÁN
Ngày soạn: …../…../2022
Tiết:
Họ và tên giáo viên: ……………………………
Ngày dạy đầu tiên:……………………………..
BÀI 11: TÍCH VÔ HƯỚNG CỦA HAI VECTƠ
Môn học/Hoạt động giáo dục: Toán – Hình học: 10
Thời gian thực hiện: 5 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được định nghĩa tích vô hướng của hai vectơ và các tính chất của tích vô hướng
cùng với ý nghĩa vật lý của tích vô hướng .
- HS nắm được biểu thức tọa độ của tích vô hướng và các ứng dụng của tích vô hướng.
- HS biết cách xác định góc của hai vectơ; tính được tích vô hướng của hai véctơ theo định
nghĩa.
- HS biết sử dụng biểu thức tọa độ của tích vô hướng để tính độ dài của một véctơ, tính khoảng
cách giữa hai điểm, chứng minh hai véctơ vuông góc.
- Vận dụng được các tính chất tích vô hướng của hai véctơ để giải bài tập.
2. Năng lực
- Năng lực tư duy và lập luận Toán học: Học sinh so sánh, phân tích, lập luận để tìm góc giữa
2 vectơ...
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Biết tiếp nhận câu hỏi, bài tập có vấn đề hoặc đặt ra câu hỏi.
Phân tích được các tình huống trong học tập.
- Năng lực giao tiếp toán học: Tiếp thu kiến thức trao đổi học hỏi bạn bè thông qua hoạt động
nhóm; có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao tiếp.
- Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học Toán: Học sinh sử dụng thước thẳng, thước đo góc để
vẽ hình, sơ đồ, đo đạc.
- Năng lực mô hình hóa toán học: Học sinh chuyển đổi vấn đề về Vật lý về bài toán liên quan tích
vô hướng để giải quyết vấn đề.
3. Phẩm chất:
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgic và hệ thống.