KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN CHỦ ĐỀ: GIÁ TRỊ LƯỢNG GIÁC CỦA MỘT GÓC TỪ 0
0
ĐẾN 180
0
.
ĐỊNH LÝ CÔSIN VÀ ĐỊNH LÝ SIN TRONG TAM GIÁC.
Môn\Hoạt động giáo dục: Toán 10
Thời gian: (.... tiết)
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHƯƠNG TRÌNH
– Nhận biết được giá trị lượng giác của một góc từ
đến 18
.
– Tính được giá trị lượng giác (đúng hoặc gần đúng) của một góc từ
đến 18
bằng máy
tính cầm tay.
– Giải thích được hệ thức liên hệ giữa giá trị lượng giác của các góc phụ nhau, bù nhau.
– Giải thích được các hệ thức lượng cơ bản trong tam giác: định lí côsin, định lí sin, công
thức tính diện tích tam giác.
– Mô tả được cách giải tam giác và vận dụng được vào việc giải một số bài toán có nội
dung thực tiễn (ví dụ: xác định khoảng cách giữa hai địa điểm khi gặp vật cản, xác định
chiều cao của vật khi không thể đo trực tiếp,...).
B. MỤC TIÊU
1.
Năng lực
Biểu hiện cụ thể của năng lực toán học
thành phần gắn với bài học
Năng lực toán học thành
phần
- Biết tiếp nhận câu hỏi về các giá trị lượng giác và
các kiến thức liên quan đến giá trị lượng giác, bài tập
có vấn đề hoặc đặt ra câu hỏi về góc và giá trị lượng
giác của chúng. Phân tích được các tình huống trong
học tập.
- Áp dụng được vào các bài toán tính giá trị lượng
giác, bài toán giải tam giác
Giải quyết vấn đề toán học
– Giải thích được hệ thức liên hệ giữa giá trị lượng
giác của các góc phụ nhau, bù nhau.
– Giải thích được các hệ thức lượng cơ bản trong tam
giác: định lí côsin, định lí sin, công thức tính diện tích
tam giác.
Tư
duy và lập luận toán
học, Giao tiếp toán học
- Vận dụng được kiến thức đã học vào giải
quyết các bài toán thực tiễn .
Mô hình hoá toán học, Giải
quyết vấn đề toán học
2.
Phẩm chất:
- Có thế giới quan khoa học
- Chăm chỉ, trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ được giao
C. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học:
Kế hoạch bài dạy, phiếu học tập, phấn, thước kẻ, máy chiếu, phần mềm GSP…
2. Học liệu:
Học sinh hoàn thành phiếu học tập, bảng nhóm, …