NHÓM V1.1 – KHTN
BÀI 26: KHÓA LƯỠNG PHÂN
Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Phát biểu được định nghĩa khóa lưỡng phân.
- Trình bày cách xây dựng khóa lưỡng phân và ý nghĩa của khóa lưỡng phân đối với
nghiên cứu khoa học.
- Vận dụng xây dựng khóa lưỡng phân đơn giản.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình
ảnh để tìm hiểu về khóa lưỡng phân.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để xây dựng khóa lưỡng phân.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân loại được các sinh vật xung quanh
dựa vào các đặc điểm quan sát được.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Năng lực nhận thức sinh học: phát biểu được định nghĩa khóa lưỡng phân; Mô tả
được các bước xây dựng khóa lưỡng phân
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Xây dựng được khóa lưỡng phân để
phân loại các sự vật, hiện tượng, các loài sinh vật trong thực tiễn.
3. Phẩm chất
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm chỉ, chịu khó trong việc sử dụng kĩ năng phân loại trong cuộc sống để sắp
xếp đồ đạc, công việc hợp lí.
- Trung thực, cẩn thận trong sự quan sát các đặc điểm cấu tạo của sinh vật để phân
loại, xây dựng khóa lưỡng phân.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Hình ảnh một số loài động vật và sơ đồ khóa lưỡng phân.
- Phiếu học tập “Khóa lưỡng phân”.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú, thu hút sự chú ý của học sinh. Kiểm tra kĩ năng phân
loại của học sinh.
b) Nội dung: Trả lời câu hỏi: Làm thế nào để phân biệt được các loài có trong một
khu vườn?
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS: dựa vào đặc điểm bên ngoài ta có thể phân biệt
được các loài sinh vật.
d) Tổ chức thực hiện: