NHÓM V1.1 – KHTN6
BÀI 36: ĐỘNG VẬT
Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: … tiết
I. Mục tiêu
1.
Kiến thức:
- Phân biệt được hai nhóm động vật không xương sống và có xương sống. Lấy được
ví dụ minh hoạ.
- Nhận biết được các nhóm động vật không xương sống dựa vào quan sát hình ảnh
hình thái (hoặc mẫu vật, mô hình) của chúng (Ruột khoang, Giun; Thân mềm, Chân
khớp). Gọi được tên một số con vật điển hình.
- Nhận biết được các nhóm động vật có xương sống dựa vào quan sát hình ảnh hình
thái (hoặc mẫu vật, mô hình) của chúng (Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú). Gọi được tên
một số con vật điển hình.
- Liên hệ thực tiễn, liệt kê được vai trò và tác hại của động vật trong đời sống và cho
ví dụ minh họa.
2.
Năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát mẫu
vật, hình ảnh hình thái để nhận biết các nhóm động vật có xương sống và không xương
sống.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các đặc điểm cấu tạo nổi
bật của các nhóm động vật.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: nêu được một số tác hại của động vật
trong đời sống, đưa ra được giải pháp hạn chế tác hại của động vật, thiết kế được sơ đồ tư
duy tổng kết kiến thức bài học.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Tổng hợp, khái quát hóa được đặc điểm chung của động vật.
- Lấy được ví dụ về một số con vật điển hình cho các nhóm động vật.
- Quan sát thế giới, chỉ ra được các vai trò và tác hại của động vật đối với con người
và tự nhiên.
3.
Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân tìm hiểu về
các nhóm động vật.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, phân chia nhiệm vụ và chủ động thực hiện,
hỗ trợ, góp ý cho các thành viên trong nhóm.
- Cẩn thận, tỉ mỉ quan sát mẫu vật, mô hình, hình ảnh hình thái để phát hiện các đặc
điểm nổi bật của các nhóm động vật.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1