NHÓM V1.1 – KHTN
CHƯƠNG 6: TỪ TẾ BÀO TỚI CƠ THỂ
BÀI 22: CƠ THỂ SINH VẬT
Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. Mục tiêu
1.
Kiến thức:
- Nêu được khái niệm cơ thể sinh vật
- Phân biệt được vật sống và vật không sống
- Phân biệt được cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào
- Lấy được các ví dụ về vật sống, cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.
2.
Năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học:
+ Học sinh tự tìm hiểu thiên nhiên xung quanh và áp dụng lấy các ví dụ vào trong
bài học.
+ Học sinh tự tìm hiểu thông tin trong sách giáo khoa để hoàn thành nhiệm vụ học
tập: hình ảnh giáo viên cung cấp, hình ảnh và thông tin trong sách giáo khoa trang 92; 93.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ
học tập (phiếu học tập – phân biệt vật sống và vật không sống).
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh giải quyết các tình huống thực tế
liên quan đến nội dung học tập (phần vận dụng).
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Lấy được ví dụ về các cơ thể sống
- Xác định được các dấu hiệu nhận biết cơ bản của cơ thể sống
3.
Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học: chịu khó tìm hiểu các thông tin trong sách giáo khoa cũng như các
thông tin thêm về các cơ thể sống khác nhau.
- Có trách nhiệm trong các hoạt động học tập: thực hiện đầy đủ nhiệm vụ học tập
mà Giáo viên giao phó hoặc thực hiện các hoạt động học tập được phân công khi tham
gia hoạt động nhóm.
- Trung thực, cẩn thận trong quá trình học tập, trong quá trình hoạt động nhóm.
- Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ các loài sinh vật sống quanh mình.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Hình ảnh các cơ thể sống khác nhau: gồm cả cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.
- Phiếu học tập :
+ Nhận biết và phân biệt vật sống và vật không sống
+ Phân biệt cơ thể đa bào và cơ thể đơn bào
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: phiếu học tập
III. Tiến trình dạy học
1