NHÓM V1.1 – KHTN
Bài 25: TÌM HIỂU SINH VẬT NGOÀI THIÊN NHIÊN
Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. Mục tiêu
1.
Kiến thức: Sau khi học xong bài học này học sinh sẽ khám phá được quá trình lớn
lên và sinh sản của tế bào bao gồm
- Thực hiện được một số phương pháp tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên.
- Nhận biết được vai trò của sinh vật trong tự nhiên.
- Sử dụng được kháo lưỡng phân để phân loại mootk số nhóm sinh vật.
- Quan sát và phân biệt được một số nhóm sinh vật ngoài thiên nhiên.
- Chụp ảnh và làm được bộ sưu tập ảnh về các nhóm sinh vật.
- Làm và trình bày được báo cáo đơn giản về kết quả tìm hiểu sinh vật ngài thiên
nhiên.
2.
Năng lực:
2.1. Năng lực chung
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển mộ số năng lực của học
sinh như sau:
- Năng lực tự chủ và tự học: lập kế hoạch thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ quan
sát, phân loại, viết và trình bày báo cáo an toàn, chất lượng và đúng tiến độ .
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: phân công, thảo luận thống nhất cách làm hiệu quả,
đoàn kết.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân loại được nhóm các sinh vật ngẫu
nhiên quan sát được khi tham quan thiên nhiên. Giải quyết vấn đề phát sinh trong quá
trình làm thực hiện.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên (sinh học)
* Nhận thức sinh học
- Nhận biết và gọi tên được các sinh vật sống trong tự nhiên.
- Nhận biết được vai trò của sinh vật trong thế giới tự nhiên.
- So sánh và phân loại được các sinh vật theo khóa lưỡng phân.
* Tìm hiểu thế giới sống
- Lập, thực hiện được kế hoạch. Viết và trình bày được báo cáo trước lớp.
* Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học
- Đánh giá được mức độ đa dạng sinh học và đề xuất được biện pháp bảo vệ sự đa
dạng snh học tại địa phương, nơi quan sát.
3.
Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động thực hiện các hoạt động quan sát
sinh vật trong tự nhiên.