NHÓM V1.1 – KHTN
BÀI 22: ĐA DẠNG ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG
Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 01 tiết
I. Mục tiêu
1.
Kiến thức:
- Nhận biết và nêu tên được một số nhóm động vật không xương sống.
- Nêu được một số lợi ích và tác hại của động vật không xương sống trong đời sống.
2.
Năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh
ảnh, xem video để tìm hiểu về đa dạng động vật không xương sống.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm trình bày lợi ích và tách hại của
động vật không xương sống trong đời sống.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đưa ra được các giải pháp phòng bệnh do
ĐVKXS gây ra và ứng dụng một số giải pháp trong thực tiễn.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nêu được sự đa dạng của ĐVKXS.
- Trình bày được vai trò của ĐVKXS với đời sống con người.
- Xác định được triệu chứng một số bệnh do ĐVKXS gây ra và biện pháp phòng,
chữa bệnh.
3.
Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm
hiểu về đa dạng ĐVKXS.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động tìm hiểu về vai trò và các bệnh
liên quan tới ĐVKXS.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Video về một số ĐVKXS.
- Gv chia hs thành 4 nhóm và chuẩn bị các tư liệu về các ngành: Ruột khoang, thân
mềm, giun, chân khớp. GV cần gợi ý cho HS cách chuẩn bị tư liệu, bao gồm:
+ Hình ảnh và số liệu về sự đa dạng.
+ Đặc điểm của ngành
+ Một số tập tính
+ Vai trò, tác hại
* HS có thể sưu tầm thành các quyển tư liệu
* HS có thể tạo các bài PPT và đặt máy tính ở các góc
* HS có thể tạo mô hình…
1