GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG (HỌC KÌ 1)
BÀI 1. BẦU TRỜI TUỔI THƠ
(13 tiết)
A. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài 1. Bầu trời tuổi thơ, học sinh (HS) có thể:
I. Về năng lực
1. Năng lực đặc thù (năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học)
– Nêu được ấn tượng chung về văn bản (VB) và những trải nghiệm giúp bản thân hiểu thêm VB.
– Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật và tính cách nhân vật trong truyện.
– Hiểu được tác dụng của việc dùng cụm từ để mở rộng thành phần chính và mở rộng trạng ngữ trong câu.
– Biết tóm tắt một văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài.
– Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống, tóm tắt được các ý chính do người khác trình bày.
2. Năng lực chung (năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo)
– Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; thực hiện được các nhiệm vụ học tập theo nhóm.
– Biết phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau.
II. Về phẩm chất
Biết yêu quý tuổi thơ và trân trọng giá trị của cuộc sống.
B. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN VÀ CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH
Nội dung dạy học | Phương pháp, phương tiện | Chuẩn bị trước giờ học của HS |
Đọc hiểu Văn bản 1: Bầy chim chìa vôi (3 tiết) | – Phương pháp: đọc sáng tạo, gợi tìm, tái tạo, làm việc nhóm,… – Phương tiện: SGK, máy tính, máy chiếu, phiếu học tập. | – Đọc trước phần Tri thức Ngữ văn trong SGK (tr.10). – Thực hiện phiếu học tập số 1, 2. |
Thực hành tiếng Việt (1 tiết) | – Phương pháp: phân tích ngôn ngữ, làm việc nhóm, thuyết trình… – Phương tiện: SGK, máy tính, máy chiếu. | – Đọc trước mục Mở rộng thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ trong Tri thức ngữ văn (tr.10) và ô Nhận biết tác dụng của việc mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ (tr.17). |
Văn bản 2: Đi lấy mật (2 tiết) | – Phương pháp: đọc sáng tạo, gợi tìm, tái tạo, làm việc nhóm,… – Phương tiện: SGK, máy tính, máy chiếu, phiếu học tập. | Thực hiện phiếu học tập. |
Thực hành tiếng Việt (1 tiết) | – Phương pháp: phân tích ngôn ngữ, làm việc nhóm, thuyết trình,... – Phương tiện: SGK, máy tính, máy chiếu. | Xem lại nội dung tác dụng của việc dùng các kiểu cụm từ để mở rộng thành phần chính của câu (bài 3, Ngữ văn 6) |
Văn bản 3 Ngàn sao làm việc và hướng dẫn Thực hành đọc (1 tiết)
| Phương tiện: SGK, phiếu học tập. | Thực hiện các nhiệm đọc hiểu được giao. |
Viết: Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài (3 tiết)
| – Phương pháp: Dạy học theo mẫu, thực hành viết theo tiến trình, gợi tìm làm việc nhóm,… – Phương tiện: SGK, phiếu học tập | Đọc yêu cầu đối với văn bản tóm tắt, đọc bài tóm tắt tham khảo. |
Nói và nghe: Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm (2 tiết)
| – Phương pháp: làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm,… – Phương tiện: SGK, phiếu đánh giá theo tiêu chí. | Chuẩn bị nội dung nói, tập luyện trước khi nói (SGK, tr. 30 – 31) |
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU BÀI HỌC
1. Mục tiêu:
– HS nhận biết được chủ đề và thể loại chính được học trong bài.
– HS nắm được các khái niệm công cụ như đề tài, chi tiết, tính cách nhân vật.
2. Nội dung:
HS đọc SGK, làm việc nhóm để hoàn thành các câu hỏi, từ đó hiểu được nội dung khái quát của bài học và các tri thức công cụ.
3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, kết quả sản phẩm của nhóm.
4. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Dự kiến sản phẩm cần đạt |
1. Tìm hiểu Giới thiệu bài học Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc phần Giới thiệu bài học, nêu chủ đề của bài và thể loại chính được học trong bài. Thực hiện nhiệm vụ: HS dựa vào kết quả chuẩn bị bài ở nhà và đọc lại phần Giới thiệu bài học ở lớp để nêu chủ đề của bài và thể loại chính được học. Báo cáo, thảo luận: HS chia sẻ kết quả trước lớp. Kết luận, nhận định: GV đánh giá, nhận xét chung, nhấn mạnh chủ đề và thể loại chính trong bài học. 2. Khám phá Tri thức ngữ văn[1] Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS trao đổi cặp đôi về nhiệm vụ 1 trong phiếu học tập số 1. GV yêu cầu HS vận dụng tri thức ngữ văn đã tìm hiểu khi chuẩn bị bài và nhớ lại nội dung một truyện ngắn đã học, chẳng hạn Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam để trả lời các câu hỏi: – Truyện “Gió lạnh đầu mùa” viết về đề tài gì? Dựa vào đâu mà em xác định được như vậy? – Ai là nhân vật chính? Nêu cảm nhận của em về tính cách nhân vật chính. – Nhắc lại một chi tiết trong truyện mà em nhớ nhất. Chia sẻ với các bạn vì sao em nhớ nhất chi tiết đó. Thực hiện nhiệm vụ: – HS vận dụng kiến thức đã được học để trả lời câu hỏi và trao đổi câu trả lời trong nhóm. – GV định hướng, gợi ý thêm để HS có câu trả lời phù hợp. Báo cáo, thảo luận: GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp, đại diện khoảng 3 nhóm trình bày ngắn gọn. Các nhóm khác nhận xét. Kết luận, nhận định: GV nhấn mạnh lại các khái niệm về đề tài, chi tiết, tính cách nhân vật và lưu ý HS về vai trò của “tri thức ngữ văn” trong quá trình đọc VB. |
– Chủ đề: Thế giới tuyệt đẹp của tuổi thơ – Thể loại đọc chính: Truyện
– Truyện viết về thế giới tuổi thơ. Truyện kể xoay quanh các sự việc liên quan đến các bạn nhỏ như: chị em Sơn, Hiên… – Nhân vật chính là Sơn, cậu bé có tính cách hiền lành, giàu tình yêu thương. – HS chia sẻ các chi tiết tuỳ theo lựa chọn cá nhân.
|
II. ĐỌC VĂN BẢN 1: BẦY CHIM CHÌA VÔI
(Nguyễn Quang Thiều)
Hoạt động 1. Khởi động
1. Mục tiêu: Giúp HS định hướng được nội dung bài học; tạo được hứng thú, khơi gợi nhu cầu hiểu biết của HS; kết nối trải nghiệm trong cuộc sống của các em với nội dung VB.
2. Nội dung: HS vận dụng trải nghiệm thực tế và kết quả chuẩn bị bài học ở nhà để làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi.
3. Sản phẩm: câu trả lời của HS.
4. Tổ chức thực hiện:
[1] Khám phá “tri thức ngữ văn” giúp HS có tri thức công cụ để đọc hiểu văn bản. Vì thế, có thể được tổ chức dạy học trong hoạt động Tìm hiểu chung khi học VB1.