BÀI 4. SỨC SỐNG CỦA SỬ THI
TIẾT 6. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
SỬ DỤNG TRÍCH DẪN, CƯỚC CHÚ VÀ CÁCH ĐÁNH DẤU PHẦN BỊ TỈNH
LƯỢC TRONG VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Hiểu được cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản.
- Hiểu được cách sử dụng trích dẫn và ghi cước chú.
2. Về năng lực
Vận dụng năng lực ngôn ngữ để giải bài tập.
3. Về phẩm chất:
Trung thực, chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của bản thân. Có ý thức tôn trọng
quyền sở hữu trí tuệ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập…
2. Thiết bị: Máy vi tính, máy chiếu đa năng....
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của
mình. Từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Sử dụng trích dẫn, cước chú và cách đánh
dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản.
b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS về việc sử dụng trích dẫn.
c. Sản phẩm: HS chia sẻ câu trả lời.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học
tập
- GV đặt câu hỏi gợi mở: Khi muốn trích
dẫn một câu danh ngôn hay lời nói của
nhân vật vào bài viết của mình, em sẽ làm
thế nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu, suy nghĩ và trả
lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và
thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS đứng lên chia sẻ.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã làm
đúng, động viên HS làm chưa đúng.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài
học mới: Khi trích dẫn một câu danh ngôn
hay lời văn từ một văn bản, chúng ta cần