Giáo án Lịch sử 10 bài học 10

Spinning

Đang tải tài liệu...

Giaovienvietnam.com

Bài 10

THỜI KỲ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỘ

PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU (TỪ THẾ KỶ V ĐẾN THẾ KỶ XIV)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Hiểu được nguyên nhân và quá trình dẫn đến sự ra đời của các quốc gia pohng kiến ở Tây Âu.

- Biết được các giai cấp và địa vị xã hội của từng giai cấp trong xã hội; hiểu được thế nào là lãnh địa

và đời sống kinh tế, chính trị của lãnh địa.

- Hiểu được nguyên nhân, hoạt động và vai trò của các thành thị trung đại.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp đánh giá về sự ra đời của các vương quốc phong kiến Tây Âu,

sự ra đời của các thành thị và vai trò của nó.

- Biết khai thác nội dung tranh ảnh trong SGK.

3. Thái độ:

Giáo dục cho HS thấy được bản chất của giai cấp bóc lột, tinh thần lao động của quần chúng nhân

dân.

II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:

- Tranh ảnh trong SGK.

- Sưu tầm một số tranh ảnh về các lâu đài, thành quách, cảnh sinh hoạt buôn bán các chợ trong thời kỳ

này.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Câu hỏi 1: Lập niên biểu các giai đoạn lịch sử lớn của Cam-pu-chia và Lào.

- Câu hỏi 2: Lào và Cam-pu-chia đã đạt được những thành tựu văn hóa gì? Nêu bằng chứng thể hiện

sự sáng tạo văn hóa của hai dân tộc này?

2. Bài mới:

Từ thế kỷ V, ở Tây Âu cũng đã dần hình thành các quốc gia phong kiến của người Giéc-man. Quan

hệ sản xuất phong kiến cũng dần được hình thành và củng cố phát triển. Cùng với đó, sự xuất hiện các

thành thị trung đại vào thế kỷ XI-XII đã có vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội châu

Âu thời trung đại. Để hiểu quá trình hình thành các vương quốc phong kiến Tây Âu diễn ra như thế nào?

Mối quan hệ các giai cấp trong xã hội ra sao? Nguyên nhân, hoạt động và vai trò của thành thị như thế

nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học để lý giải cho những câu hỏi trên.

3. Tổ chức các hoạt động dạy và học:

Hoạt động của Thầy và Trò

Kiến thức cơ bản

* Hoạt động 1: Tìm hiểu sự hình thành các vương quốc

phong kiến ở Tây Âu.

- GV nhắc lại những kiến thức cơ bản của xã hội cổ đại

phương Tây nhất là sự bành trướng và lớn mạnh của đế quốc

Rô-ma. GV nêu câu hỏi: Những biểu hiện sự khủng hoảng

của đế quốc Rô-ma thế kỷ III?

- HS đọc SGK trả lời câu hỏi. GV nhận xét, chốt ý.

- GV nhấn mạnh: Trong tình hình đó cuối thế kỷ V, đế quốc

Rô-ma bị người Giéc-manh tràn xuống xâm chiếm.

- HS trả lời.GV nhận xét, kết luận.

- GV tổ chức HS làm việc theo nhóm với câu hỏi:

+ Nhóm 1: Khi tràn vào lãnh thổ của Rô-ma, người Giéc-

manh đã có những việc làm gì?

+ Nhóm 2: Tác động của những việc làm đó đối với xã hội

phong kiến Tây Âu?

- HS thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời. Nhóm khác bổ sung.

- GV nhận xét, chốt ý:

+ Nhóm 1: Khi tràn vào lãnh thổ Rô-ma, người Giéc-manh đã

thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nên nhiều vương quốc

mới của họ như Vương quốc của người Ăng-glô Xắc-xông,

Vương quốc Phơ-răng, Vương quốc Tây Gốt, Đông Gốt…

Người Giéc-manh còn chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ

rồi chia cho nhau trong đó các tướng lĩnh quân sự và quý tộc

1. Sự hình thành các vương quốc

phong kiến ở Tây Âu.

- Thế kỷ III, đế quốc Rô-ma lâm vào

khủng hoảng, nô lệ nổi dậy đấu tranh,

sản xuất sút kém, xã hội rối ren.

- Năm 476, đế quốc Rô-ma bị người

Giéc-manh xâm chiếm.

- Những việc làm của người Giéc-manh:

+ Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành

lập nhiều vương quốc mới: Vương quốc

của người Ăng-glô Xắc-xông, Vương

quốc Phơ-răng, Vương quốc Tây Gốt,

Đông Gốt…

Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần