Giáo án HÓA HỌC 10 - CD - Bộ đầy đủ bài 8 LE THI HONG BUP-BAI 8.docx

Không thẻ bỏ qua các nhóm để nhận nhiều tài liệu hay 1. Ngữ văn THPT 2. Giáo viên tiếng anh THCS 3. Giáo viên lịch sử 4. Giáo viên hóa học 5. Giáo viên Toán THCS 6. Giáo viên tiểu học 7. Giáo viên ngữ văn THCS 8. Giáo viên tiếng anh tiểu học 9. Giáo viên vật lí CLB HSG Hà Nội xin giới thiệu Giáo án HÓA HỌC 10 - CD - Bộ đầy đủ. Giáo án HÓA HỌC 10 - CD - Bộ đầy đủ là tài liệu hay và quý giúp các thầy cô tham khảo trong quá trình dạy ôn thi môn Hóa lớp 10. Hãy tải ngay Giáo án HÓA HỌC 10 - CD - Bộ đầy đủ. Baigiangxanh nơi luôn cập nhật các kiến thức mới nhất. Chúc các bạn thành công !!!!!!!Xem trọn bộ Giáo án HÓA HỌC 10 - CD - Bộ đầy đủ. Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 200K để sử dụng toàn bộ kho tài liệu, vui lòng liên hệ qua Zalo 0388202311 hoặc Fb: Hương Trần.

Spinning

Đang tải tài liệu...

BÀI 8: ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN VÀ Ý NGHĨA CỦA

BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

-

Phát biểu được định luật tuần hoàn.

-

Trình bày được ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học: mối liên hệ

giữa các vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn với cấu tạo nguyên tử, tính

chất cơ bản của nguyên tố và ngược lại.

2. Năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Kĩ năng tìm kiếm thông tin trong SGK để tìm hiểu về

nội dung định luật tuần hoàn.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm tìm hiểu về định luật tuần hoàn, mối

liên hệ giữa vị trí và tính chất của đơn chất cũng như hợp chất của nó.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải thích được một số tính chất của các

đơn chất và hợp chất tạo nên từ nguyên tố.

* Năng lực hóa học:

a. Nhận thức hoá học: Học sinh đạt được các yêu cầu sau:

Trình bày được:

- Định luật tuần hoàn.

- Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.

b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động,

thảo luận hoàn thành các phiếu học tập để hiểu được mối liên hệ giữa vị trí và tính

chất của đơn chất, cũng như hợp chất của nó; sự biến đổi tuần hoàn các đại lượng khi

Z tăng.

c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được một số tính chất của đơn chất

cũng như hợp chất của nó.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ, tự tìm tòi thông tin trong SGK về định luật tuần hoàn, ý nghĩa của bảng

tuần hoàn các nguyên tố hóa học

- HS có trách nhiệm trong việc hoạt động nhóm, hoàn thành các nội dung được

giao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Phiếu học tập số 1, phiếu học tập số 2, phiếu học tập số 3.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Kiểm tra bài cũ: Không

1. Hoạt động 1: Khởi động

a) Mục tiêu: Ôn tập lại kiến thức cũ và làm nền tảng xây dựng kiến thức mới.

b) Nội dung: Hoàn thành phiếu học tập số 1 (nhóm gồm các học sinh cùng bàn)

c) Sản phẩm: Phiếu đáp án số 1.

d) Tổ chức thực hiện: HS làm việc theo bàn.