BÀI 7. XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA ĐƠN CHẤT, BIẾN
ĐỔI THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT CỦA HỢP CHẤT TRONG MỘT CHU KÌ
VÀ TRONG MỘT NHÓM.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài 7 HS có thể:
-
Nêu và giải thích được xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử của các nguyên tố
trong một chu kì và trong một nhóm A.
-
Vận dụng được quy luật biến đổi bán kính để so sánh bán kính các nguyên tử, giải
thích một số vấn đề liên quan đến bán kính của các nguyên tử nguyên tố nhóm A.
-
Nêu được khái niệm độ âm điện, chỉ ra được mối liên hệ giữa độ âm điện và tính
kim loại, tính phi kim.
-
Nhận xét và giải thích được xu hướng biến đổi độ âm điện và tính kim loại, tính
phi kim của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm (nhóm
A).
-
Nhận xét được xu hướng biến đổi thành phần và tính acid, tính base của các oxide
và các hydroxide theo chu kì. Viết được các phương trình hóa học minh họa.
-
Vận dụng các quy luật biến đổi bán kính, độ âm điện, tính kim loại, tính phi kim;
quy luật biến đổi về hóa trị trong hợp chất, tính acid, tính base của các hợp chất
của chúng để so sánh, giải thích trong các trường hợp cụ thể.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung: Góp phần phát triển cho HS năng lực chung nào? Cụ thể hóa thông
qua các kĩ năng.
- Năng lực tự chủ và tự học: Kĩ năng làm việc với sách, tài liệu thông qua hoạt động tự
nghiên cứu sách giáo khoa.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thông qua hoạt động nhóm phát triển ở HS kĩ năng
lập kế hoạch hợp tác, kĩ năng lắng nghe và phản hồi, kĩ năng thiết kế sản phẩm, trả lời câu
hỏi và thiết kế mô hình.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua hoạt động giao nhiệm vụ học tập
phát triển ở HS kĩ năng phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề.
2.2. Năng lực hóa học:
a. Nhận thức hoá học: Nêu được một số khái niệm mới, nêu được xu hướng biến đổi
một số tính chất của đơn chất, biến đổi thành phần và tính chất của hợp chất trong một
chu kì và trong một nhóm.