BÀI 4: MÔ HÌNH NGUYÊN TỬ VÀ ORBITAL NGUYÊN TỬ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Trình bày được:
-
Sự khác biệt cơ bản giữa mô hình Rutherford-Bohr và mô hình
hiện đại về nguyên tử là: Electron chuyển động theo quỹ đạo
giống như các hành tinh quay xung quanh mặt trời (mô hình
Rutherford-Bohr) và electron chuyển động không theo quỹ đạo
cố định (mô hình hiện đại).
-
Sự sắp xếp eletron vào các lớp.
-
Khái niệm orbitan nguyên tử.
-
AO s có dạng hình cầu, AO p có dạng hình số tám nổi, các AO d
và AO f có hình dạng phức tạp
-
Mỗi AO chỉ chứa tối đa 2 electron
2. Năng lực:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Kĩ năng tìm kiếm thông tin trong SGK,
quan sát hình ảnh về mô hình nguyên tử theo Rutherford-Bohr, hình
dạng của AO s và AOp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm tìm hiểu về mô hình
nguyên tử và orbitan nguyên tử.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân bố electron vào các
lớp.
* Năng lực hóa học:
a. Nhận thức hoá học: Học sinh đạt được các yêu cầu sau:
Trình bày được:
- Sự khác biệt cơ bản giữa mô hình Rutherford-Bohr và mô hình hiện
đại về nguyên tử là: Electron chuyển động theo quỹ đạo giống như
các hành tinh quay xung quanh mặt trời (mô hình Rutherford-Bohr)
và electron chuyển động không theo quỹ đạo cố định (mô hình hiện
đại).
- Sắp xếp eletron vào các lớp.
- Khái niệm orbitan nguyên tử (AO) xuất phát từ mô hình hiện đại về
nguyên tử
- AO s có dạng hình cầu, AO p có dạng hình số tám nổi, các AO d và
AO f có hình dạng phức tạp
- Mỗi AO chỉ chứa tối đa 2 electron
b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua
các hoạt động: Thảo luận, quan sát mô hình nguyên tử theo
Rutherford-Bohr và hình dạng của AO(s,p).