Bài 2. CÁC THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Học sinh đạt được các yêu cầu sau:
- Trình bày được thành phần của nguyên tử (nguyên tử vô cùng nhỏ; nguyên tử gồm
2 phần: hạt nhân và lớp vỏ nguyên tử; hạt nhân tạo nên bởi các hạt proton (p),
neutron (n); Lớp vỏ tạo nên bởi các electron (e); điện tích, khối lượng mỗi loạihạt).
- So sánh được khối lượng của electron với proton và neutron,
- So sánh được kích thước của hạt nhân với kích thước nguyêntử.
2. Năng lực :
Năng lực chung
+ Năng lực hợp tác: khi tham gia các hoạt động giáo dục trong bài học;
+ Năng lực giải quyết vấn đề: đưa ra vấn đề và giải quyết vấn đề về sự trung hòa
của nguyên tử;
+ Năng lực tổng hợp kiến thức: xác định được thành phần của nguyên tử, sự tồn tại
của các hạt ở đâu? Kích thước và khối lượng ra sao.
+ Năng lực làm việc tự học: tự tìm hiểu nghiên cứu về các thí nghiệm tìm ra các loại
hạt, xác định độ rỗng của nguyên tử.
Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: tên của các hạt theo danh pháp mới như neutron
+ Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.
3. Phẩm chất
- Say mê, hứng thú, tự chủ trong học tập; trung thực; yêu khoa học.
- Biết cách đảm bảo an toàn khi thí nghiệm với các nguyên tố halogen
- Biết các ứng dụng của halogen trong cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên (GV)
- Làm các slide trình chiếu, giáo án
- Máy tính, trình chiếu Powerpoint.
- Phiếu học tập, nhiệm vụ cho các nhóm.
2. Học sinh (HS)
- Chuẩn bị theo các yêu cầu của GV.
- Tập lịch cũ cỡ lớn hoặc bảng hoạt động nhóm.
- Bút mực viết bảng.
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC