CHỦ ĐỀ 6
: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC
Bài 16: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Trình bày được:
- Định nghĩa tốc độ phản ứng, tốc độ trung bình, biểu thức tính tốc độ trung bình.
- Biểu thức tốc độ phản ứng theo hằng số tốc độ phản ứng và nồng độ. Từ đó nêu được ý nghĩa của
hằng số tốc độ phản ứng.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: nồng độ, áp suất, nhiệt độ, diện tích bề mặt chất rắn và
chất xúc tác.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Kĩ năng tìm kiếm thông tin trong SGK. Quan sát các thí nghiệm cụ
thể, hiện tượng thực tế về tốc độ phản ứng, rút ra được nhận xét.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm để thực hiện được một số thí nghiệm nghiên cứu
về các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng ( nồng độ, áp suất, nhiệt độ, diện tích bề mặt và chất
xúc tác) và giải thích được các ảnh hưởng đó.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng
để làm tăng hoặc giảm tốc độ của một số phản ứng trong thực tế đời sống, sản xuất theo hướng có
lợi. Sử dụng chất xúc tác để làm tăng tốc độ phản ứng.
* Năng lực hóa học:
a. Nhận thức hoá học: Học sinh đạt được các yêu cầu sau:
Trình bày được:
- Định nghĩa tốc độ phản ứng, tốc độ trung bình, biểu thức tính tốc độ trung bình.
- Biểu thức tốc độ phản ứng theo hằng số tốc độ phản ứng và nồng độ. Từ đó nêu được ý nghĩa của
hằng số tốc độ phản ứng.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: nồng độ, áp suất, nhiệt độ, diện tích bề mặt chất rắn và
chất xúc tác.
b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động: Thảo luận, quan
sát thí nghiệm về tốc độ phản ứng và các yếu tố ảnh hưởng.
c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được một số vấ đề trong cuộc sống, cách tăng
hiệu quả trong một số quy trình sản xuất.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ, tự tìm tòi thông tin trong SGK về các dẫn chứng cụ thể các hiện tượng trong cuộc
sống có liên quan tới bài học.
- HS có trách nhiệm trong việc hoạt động nhóm, hoàn thành các nội dung được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên (GV)
- Làm các slide trình chiếu, giáo án, video …
- Phiếu học tập, nhiệm vụ cho các nhóm.
- Bộ dụng cụ thí nghiệm: + Hóa chất: dd HCl 0,5M; dd HCl 2M ; Mg ; Fe (đinh); CaCO
3
; dd H
2
O
2
3% ; MnO
2
+ Dụng cụ: Bộ giá thí nghiệm, ống hút.
2. Học sinh (HS)
- Chuẩn bị theo các yêu cầu của GV.