BÀI 13: LIÊN KẾT HYDROGEN VÀ TƯƠNG TÁC VAN DER WAALS
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm liên kết hydrogen. để giải thích sự xuất hiện liên kết hydrogen
(với nguyên tố có độ âm điện lớn: N, O, F). Van der Waals
- Nêu được vai trò, ảnh hưởng của liên kết hydrogen tới tính chất vật lí của nước.
- Nêu được khái niệm về tương tác van der Waals và ảnh hưởng của tương tác này tới nhiệt
độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các chất.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Kĩ năng tìm kiếm thông tin trong SGK.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm tìm hiểu về liên kết hydrogen và tương tác
Van der waals.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải thích được Vì sao các chất có nhiệt độ sôi
khác nhau? So sánh được tính chất vật lí giữa các phân tử dựa vào liên kết hydrogen a tương
tác tương tác Van der waals.
* Năng lực hóa học:
a. Nhận thức hóa học: Học sinh đạt được các yêu cầu sau:
- Trình bày được khái niệm liên kết hydrogen. van der Waals để giải thích sự xuất hiện liên
kết hydrogen (với nguyên tố có độ âm điện lớn: N, O, F).
- Nêu được vai trò, ảnh hưởng của liên kết hydrogen tới tính chất vật lí của nước.
- Nêu được khái niệm về tương tác van der Waals và ảnh hưởng của tương tác này tới nhiệt
độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các chất.
b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động: Thảo
luận, quan sát mô hình phân tử, hình ảnh thể hiện liên kết giữa các phân tử, bảng giá trị
nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của một số phân tử.
c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được tạo sao nước đá nhẹ hơn nước lỏng
và tạo sao con nhện lại chạy được trên mặt nước.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ, tự tìm tòi thông tin trong SGK về liên kết hydrogen và tương tác van der Waals.
- Học sinh có trách nhiệm trong việc hoạt động nhóm, hoàn thành các nội dung được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Tranh, ảnh và các video liên quan đến ảnh hưởng của liên kết hydrogen và tương tác van
der Waals đến nhiệt độ nóng chảy,nhiệt độ sôi của một số chất trong thực tế như: con tàu
titanic đâm vào tảng băng nổi, con nhện chạy trên mặt nước, keo dán, bong bóng xà phòng,
oxygen hoa lỏng.
- Phiếu bài tập số 1, số 2, số 3, số 4.
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Kiểm tra bài cũ: không
1. Hoạt động 1: Khởi động