Bài 11: LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
– Trình bày được khái niệm và lấy được ví dụ về liên kết cộng hoá trị (liên kết
đơn, đôi, ba) khi áp dụng quy tắc octet.
– Viết được công thức Lewis của một số chất đơn giản.
– Trình bày được khái niệm về liên kết cho nhận.
– Phân biệt được các loại liên kết (liên kết cộng hoá trị không phân cực, phân cực,
liên kết ion) dựa theo độ âm điện.
– Giải thích được sự hình thành liên kết
và liên kết
qua sự xen phủ AO.
– Trình bày được khái niệm năng lượng liên kết (cộng hoá trị).
– Lắp được mô hình phân tử, tinh thể NaCl (theo mô hình có sẵn).
2. Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát mô
hình, video để tìm hiểu về liên kết cộng hóa trị.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh tiếp cận tình huống có vấn đề
được gợi ý; Đề xuất giả thuyết, đưa ra các phương án và lập kế hoạch giải quyết vấn đề;
đánh giá việc thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề và rút ra kết luận.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia đóng góp ý kiến trong nhóm và tiếp thu
sự góp ý, hỗ trợ của các thành viên trong nhóm;
Năng lực hóa học
a. Nhận thức hóa học
- Trình bày được khái niệm và lấy được ví dụ về liên kết cộng hoá trị (liên kết đơn,
đôi, ba) khi áp dụng quy tắc octet.
- Viết được công thức Lewis của một số chất đơn giản.
- Trình bày được khái niệm về liên kết cho nhận.
- Phân biệt được các loại liên kết (liên kết cộng hoá trị không phân cực, phân cực,
liên kết ion) dựa theo độ âm điện.
- Giải thích được sự hình thành liên kết
và liên kết
qua sự xen phủ AO.
- Trình bày được khái niệm năng lượng liên kết (cộng hoá trị).
b. Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học
- Quan sát mô hình phân tử của một số chất có liên kết cộng hóa trị
- Quan sát video biểu diễn sự xen phủ AO để giải thích sự hình thành liên kết
và
liên kết
.
- Liên hệ được tính chất của các chất có liên kết cộng hóa trị trong tự nhiên.
c. Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học
- Giải thích được trạng thái và tính tan của các chất.