ĐẠO ĐỨC
CHỦ ĐỀ 5: TÍCH CỰC HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ
Bài 06: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ (Tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:
- Củng cố, khắc sâu những kiến thức về tích cực hoàn thành nhiệm vụ và vận
dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống.
- Hình thành và phát triển, biết điều chỉnh bản thân để có thái độ và hành vi
chuẩn mực của tích cực hoàn thành nhiệm vụ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn
thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV cho HS chơi trò chơi để khởi
động bài học.
+ Câu 1: Nêu những biểu hiện của
hoàn thành tốt nhiệm vụ
+Câu 2: Ý nghĩa của hoàn thành tốt
nhiệm vụ là gì?
+ Câu 3: Để hoàn thành tốt nhiệm
vụ, em cần thực hiện các bước nào?
- HS tham gia chơi.
+ Những biểu hiện thể hiện việc tích cực hoàn
thành nhiệm vụ: tự giá, không ngại khó,
không ngại khổ, làm việc có trách nhiệm …
+ Tích cực hoàn thành nhiệm vu sẽ giúp em
tiến bộ trong học tập, trong công việc; mạnh
dạn, tự tin trong các hoạt động tập thể; được
mọi người tin yêu, quý mến.
- Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, em cần thực
hiện các bước sau:
+ Bước 1: Xác định nhiệm vụ đó là gì?
+ Bước 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện.
Trong bước này chúng ta cần liệt kê các công