Bài 15:
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075- 1077)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Về kiến thức
- Đánh giá được những nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống Tống (Trong kế
hoạch đánh giặc, tổ chức chiến đấu, cách kết thúc cuộc chiến)
- Đánh giá được vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống
Tống(1075 - 1077).
- Tích hợp GDMT: Sự sáng tạo của tổ tiên ta trong việc dựa vào điều kiện tự
nhiên để chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
2. Về năng lực
a) Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.
- Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phân tích, nhận xét, đánh giá vấn đề và liên hệ
thực tiễn.
b) Năng lực đặc thù
- Tìm hiểu lịch sử:
+ Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới
sự hướng dẫn của GV.
+ Rèn luyện kĩ năng quan sát và sử dụng lược đồ trong khi học và trả lời cầu hỏi.
- Nhận thức và tư duy lịch sử:
+ Rèn luyện kỹ năng miêu tả tranh ảnh lịch sử, kỹ năng so sánh, đánh giá, hợp tác.
+ Biết trình bày, suy luận, phản biện, tranh luận vế một vấn đề lịch sử (tấn công để
tự vệ), rèn luyện năng lực nhận thức và tư duy lịch sử.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
Cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý để lại bài học gì cho công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
3. Về phẩm chất
- Yêu nước: Giáo dục tinh thần yêu nước, bồi dưỡng lòng dũng cảm, ý thức bảo vệ
độc lập dân tộc trước nguy cơ bị xầm lược.
- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia hoạt
động nhóm.
- Nhân ái: yêu thương con người (kết thúc đấu tranh bằng biện pháp hòa bình để
khỏi tốn xương máu của nhân dân cả 2 bên).
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Giáo án;
- Phiếu học tập cho HS;