Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) – Di truyền học – Sinh học 12

Spinning

Đang tải tài liệu...

Giaovienvietnam.com

Chuyên đề: ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ

A. HỆ THỐNG KIẾN THỨC

I.

ĐẠI CƯƠNG VỀ NHIỄM SẮC THỂ.

1. Hình thái nhiễm sắc thể.

1.1. Hình thái nhiễm sắc thể

*Sinh vật nhân sơ: Mỗi tế bào chứa

1 phân tử ADN mạch kép có dạng vòng

và chưa có cấu trúc NST như ở tế bào

nhân thực.

Ở vi khuẩn thật - eubacteria (trong

chương trình phổ thông được hiểu là sinh

vật nhân sơ đơn thuần) ADN tuy không

liên kết với protein histon (trần) nhưng có

liên kết với các protein phi histon khác.

Tuy nhiên, đôi khi người ta cũng coi vi

khuẩn với ADN trần dạng vòng là 1 NST

của vi khuẩn.

Ở vi khuẩn cổ - archaea (cũng là

sinh vật nhân sơ, nhưng có nhiều đặc

điểm khác biệt - được tính riêng là 1 lãnh

giới – sgk 10) ADN ở vài loài có liên kết

với protein histon.

ADN dạng vòng ở Sinh vật nhân sơ

SV nhân thực: từng phân tử ADN được liên kết với các loại protein khác nhau

(chủ yếu là histon) tạo nên cấu trúc được gọi là NST (thể bắt màu với thuốc nhuộm

kiềm tính)

NST là vật chất di truyền tồn tại trong nhân TB, có khả năng bắt màu của chất

nhuộm kiềm tính. NST chứa AND (gen) là cơ sở vật chất DT ở cấp phân tử

vì vậy

NST là cơ sở vật chất DT ở cấp TB.

1.2. Tính chất, đặc điểm của NST ở sv nhân thực.

* Trong TB bình thường của mỗi loài sinh vật: bộ NST ổn định và đặc trưng cho

loài về: số lượng, hình thái (hình dạng, kích thước), và cấu trúc( trình tự sắp xếp của

các gen trên NST) qua các thế hệ.

* Trong các TB sôma, Tb sinh dục sơ khai, Tb sinh giao tử bình thường ở các loài

giao phối: luôn có bộ NST lưỡng bội 2n, trong đó các NST luôn tồn tại thành từng cặp

Trang 1

Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần