365 trang ĐỀ ĐỌC HIỂU NGỮ LIỆU NGOÀI SÁCH GIÁO KHOA LỚP 9 ( Rất hay)

CLB HSG Hà Nội xin giới thiệu 365 trang ĐỀ ĐỌC HIỂU NGỮ LIỆU NGOÀI SÁCH GIÁO KHOA LỚP 9 ( Rất hay). 365 trang ĐỀ ĐỌC HIỂU NGỮ LIỆU NGOÀI SÁCH GIÁO KHOA LỚP 9 ( Rất hay) là tài liệu hay và quý giúp các thầy cô tham khảo trong quá trình dạy văn 9 và ôn thi vào 10. Hãy tải ngay 365 trang ĐỀ ĐỌC HIỂU NGỮ LIỆU NGOÀI SÁCH GIÁO KHOA LỚP 9 ( Rất hay). Baigiangxanh nơi luôn cập nhật các kiến thức mới nhất. Chúc các bạn thành công !!!

Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Zalo 0388202311 hoặc Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.

Spinning

Đang tải tài liệu...

Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Zalo 0388202311 hoặc Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.

ĐỀ ĐỌC HIỂU NGỮ LIỆU NGOÀI SÁCH GIÁO KHOA LỚP 9

ĐỀ 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.

Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.

Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết câu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.

                                                      (Cánh diều tuổi thơ - Tạ Duy Anh,

 Tiếng Việt 4, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.

Câu 2: Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?

Câu 3: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ.

Câu 4: Trên đường đời có những trở ngại là tất yếu. Em có suy nghĩ gì về vai trò của những trở ngại trong sự trưởng thành của con người? Viết đoạn văn (khoảng 10 câu) trình bày suy nghĩ của em.

GỢI Ý: 

1/ Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả

2/  Chi tiết tả cánh diều: 

- Mềm mại như cách bướm

- Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. 

- Sáo đơn, rồi sảo kép, sáo bè... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.

3/  Biện pháp tu từ: So sánh giúp diễn tả hình ảnh bầu trời đẹp mềm mại, mịn màng tựa như một thảm nhung.

4/a. yêu cầu về kĩ năng: 

- Nắm vững kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội.

- Kết cấu chặt chẽ, mạch lạc.

- Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

b. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày bài làm của mình bằng nhiều cách, song cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau:

- Nêu được vấn đề cần nghị luận.

- Giải thích: những trở ngại là những khó khăn cản trở sự đi tới, đi tiếp, đi lên của con người. Đó có thể là một vật cản, một thách thức

- Bàn luận:

+Trở ngại là tất yếu vì đường đời không phải cái gì cũng bằng phẳng, dễ dàng. Càng đi càng gặp lắm gian nan, thử thách.

+Những trở ngại dù lớn hay nhỏ khi vượt qua đều giúp con người tăng thêm vốn sống, trau dồi thêm kiến thức, kĩ năng và nghị lực sống.

+Những trở ngại không nên hiểu chỉ là yếu tố tiêu cực mà phải hiểu là yếu tố cần thiết trong cuộc sống giúp con người trưởng thành hơn.

+Nếu không gặp trở ngại, không dám đối mặt với trở ngại thì con người trở nên hèn yếu, mất khả năng thích nghi và hoàn thiện bản thân.

- Bài học: chấp nhận những trở ngại và dũng vảm vượt qua khó khăn thử thách để trưởng thành.

 

ĐỀ 2: Đọc văn bản sau : 

             Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn đã uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên đánh bóng bàn, bạn có đánh trúng không ? không sao đâu vì…

            Oan Đi- xnây từng bị nhà báo sa thải vì thiếu ý tưởng. Ông cũng nếm mùi phá sản nhiều lần trước khi sang tạo nên Đi- xnây- len. 

            Lúc còn đi học phổ thông, Lu-i Pa-xto chỉ là một học sinh trung bình . Về môn hóa, ông đứng thứ hạng 15 trong tổng số 22 học sinh của lớp .

            Lep Tôn-xtôi, tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng “ Chiến tranh và hòa bình”, bị đình chỉ học đại học vì “ vừa không có năng lực, vừa thiếu ý chí học tập”. 

            Hen-ri Pho thất bại và cháy túi đến năm lần trước khi thành công. 

            Ca sĩ ô – pê – ra nổi tiếng En-ri-cô Ca- ru –xô bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát được. 

            Vậy xin bạn chớ lo thất bại . Điều đáng sợ hơn là bạn bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình. 

                        ( Theo Ngữ văn 7, tập 2, tr 41, NXB giáo dục Việt Nam , 2015)

 

Câu 1:Văn bản trên sử dụng chủ yếu phép lập luận nào ? 

Câu 2: Chỉ ra và phân tích biện pháp điệp cấu trúc câu trong đoạn : “Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn đã uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên đánh bóng bàn, bạn có đánh trúng không ?”. 

Câu 3: Từ văn bản, hãy rút ra 1 thông điệp mà em tâm đắc nhất . Lý giải vì sao điều đó có ý nghĩa với em ?

GỢI Ý: 

Câu 1: Phép lập luận chủ yếu trong văn bản : chứng minh 

Câu 2: Phép điệp cấu trúc : “ lần đầu tiên… bạn …”.

  • Tác dụng : 

+ Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các câu trong đoạn văn.

 Khẳng định quan điểm thất bại là điều tất yếu đến với mọi người trong cuộc sống. 

+ Khuyên mọi người hãy lạc quan, biết đứng lên khi gặp thất bại. 

Câu 3: 

  • Học sinh rút ra 1 thông điệp hợp lý: ( VD: không sợ vấp ngã; không sợ thất bại ; muốn thành công thì phải có dũng khí bước qua thất bại….) 

Đề 3 :  Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

     Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa.

      Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.

      Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.

    Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời.

                 (Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập 2, NXB

Giáo dục, 2015, tr.70 – 71)

Câu 1. Trong đoạn văn thứ nhất, người có tính khiêm tốn có biểu hiện như nào?

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp liệt kê được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất? 

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói sau: “Tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước nhỏ giữa đại dương bao la”.

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: Dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi? Vì sao?

Câu 5 

      Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến: “Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời”.

GỢI Ý

Người có tính khiêm tốn có biểu hiện: 

-Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa.

- Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa

 - Biện pháp liệt kê: Liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn: tự cho mình là kém, phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, học hỏi thêm

- Tác dụng của biện pháp liệt kê: diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những biểu hiện của lòng khiêm tốn.

Tài nghệ của mỗi người quan trọng nhưng hữu hạn, bé nhỏ như “những giọt nước” trong thế giới rộng lớn, mà kiến thức của loài người lại mênh mông như đại dương bao la. Vì thế cần khiêm tốn để học hỏi.

 

4

-Đồng tình với quan điểm trên

-Vì:

+ Tài năng là cái vốn có, nó chỉ thực sự phát huy khi ta có kiến thức và vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

+ Kiến thức là đại dương, không chỉ vậy mỗi ngày lượng kiến thức mới lại có thêm. Bởi vậy chúng ta cần liên tục trau dồi để làm phong phú tri thức của bản thân.

5

Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến: “Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời”.

 

a.  Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận: có đủ mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn

 

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: “Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời”.

 

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập   luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động về vấn đề nghị luận. Học sinh có nhiều cách trình bày khác nhau, có thể đảm bảo các ý sau:

*  Giới thiệu vấn đề

*  Giải thích vấn đề

- Khiêm tốn: là đức tính nhã nhặn, nhún nhường, không đề cao cái mình có và luôn coi trọng người khác.

- Thành công là là đạt được kết quả như mong muốn, thực hiện được mục tiêu đề ra.

⟹ Khiêm tốn và thành công có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chỉ khi bạn có lòng khiêm tốn mới đạt được thành công thực sự trên đường đời.

*Bàn luận vấn đề

- Vì sao phải khiêm tốn mới đạt được thành công thực sự.

+  Cá nhân dù có tài năng đến đâu cũng chỉ là giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Bởi vậy cần học nữa, học mãi để làm đầy, làm phong phú vốn tri thức, sự hiểu biết của bản thân.

 + Chúng ta đạt được thành công mà không khiêm tốn dẫn đến thói tự cao, tự đại, đề cao thái quá thành tích của bản thân, không chịu tiếp tục cố gắng, tất yếu sẽ dẫn đến thất bại.

+  Khi đạt được thành công bước đầu, nếu có lòng khiêm tốn, không ngừng học hỏi thêm chúng ta sẽ đạt được thành công lớn hơn, vinh quang hơn.

- Ý nghĩa của lòng khiêm tốn:

+ Khiêm tốn là biểu hiện của con người biết nhìn xa, trông rộng.

+ Khiêm tốn giúp hiểu mình, hiểu người.

* Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân.

+ Phê phán những kẻ thiếu khiêm tốn, luôn tự cao tự đại, cho mình tài giỏi hơn những người khác.

+ Học lối sống khiêm tốn giúp chúng ta ngày càng hoàn thiện mình và không ngừng phấn đấu vươn lên để đạt được thành công trong cuộc sống.