h
S
2
S1
H
CHUYÊN ĐỀ BDHSG LỰC ĐẨY ÁCSIMET
Bài 1: Một bình hình trụ có diện tích đáy là 400cm
2
, đựng 6lít nước.
a/ Tính độ cao của cột nước trong bình.
b/ Người ta thả vào bình một cục nước đá có thể tích 2dm
3
. Hỏi phần nước đá nổi trên mặt
nước có thể tích là bao nhiêu?
c/ Khi nước đá tan hết cột nước trong bình cao bao nhiêu?
( Biết trọng lượng riêng của nước và nước đá lần lượt là 10000N/m
3
, 9200N/m
3
),
Bài 2:Trong một bình nước hình trụ có một khối nước đá nổi được giữ bằng một sợi dây
nhẹ, không giãn (xem hình vẽ bên). Biết lúc đầu sức căng của sợi dây là 10N. Hỏi mực
nước trong bình sẽ thay đổi như thế nào, nếu khối nước đá tan hết? Cho diện tích mặt
thoáng của nước trong bình là 100cm
2
và khối lượng riêng của nước là 1000kg/m
3
.
Bài 3: Một quả cầu có trọng lượng riêng d
1
=8200N/m
3
, thể tích V
1
=100cm
3
, nổi trên
mặt một bình nước. Người ta rót dầu vào phủ kín hoàn toàn quả cầu. Trọng lượng riêng
của dầu là d
2
=7000N/m
3
và của nước là d
3
=10000N/m
3
.
a/ Tính thể tích phần quả cầu ngập trong nước khi đã đổ dầu.
b/ Nếu tiếp tục rót thêm dầu vào thì thể tích phần ngập trong nước của quả cầu thay đổi như
thế nào?
Bài 4: Một khối nước đá hình lập phương cạnh 3cm, khối lượng riêng 0.9 g /cm . Viên đá nổi
trên mặt nước. Tính tỷ số giữa thể tích phần nổi và phần chìm của viên đá, từ đó suy ra chiều cao
của phần nổi. Biết khối lượng riêng của nước là 1g /cm .
Bài 5: Một cục nước đá đang tan trong nó có chứa một mẫu chì được thả vào trong nước. Sau khi
có 100g đá tan chảy thì thể tích phần ngập trong nước của cục đá giảm đi một nửa. Khi có thêm
50g đá nữa tan chảy thì cục naaước đá bắt đầu chìm. Tính khối lượng của mẫu chì. Cho biết khối
lượng riêng của nước đá, nước và chì lần lượt là 0,9g/cm
3
, 1g/cm
3
và 11,3g/cm
3
Bài 7: Tại đáy của một cái nồi hình trụ tiết diện S
1
= 10dm
2
,
người ta khoét một lỗ tròn và cắm vào đó một ống kim loại
tiết diện S
2
= 1 dm
2
. Nồi được đặt trên một tấm cao su nhẵn,
đáy lộn ngược lên trên, rót nước từ từ vào ống ở phía trên.
Hỏi có thể rót nước tới độ cao H là bao nhiêu để nước không
thoát ra từ phía dưới.
(Biết khối lượng của nồi và ống kim loại là m = 3,6 kg.
Chiều cao của nồi là h = 20cm. Trọng lượng riêng của nước
d
n
= 10.000N/m
3
).
Bài 8: Hai quả cầu bằng kim loại có khối lượng bằng nhau được treo vào hai đĩa của một cân đòn.
Hai quả cầu có khối lượng riêng lần lượt là D
1
= 7,8g/cm
3
; D
2
= 2,6g/cm
3
. Nhúng quả cầu thứ nhất
vào chất lỏng có khối lượng riêng D
3
, quả cầu thứ hai vào chất lỏng có khối lượng riêng D
4
thì cân
mất thăng bằng. Để cân thăng bằng trở lại ta phải bỏ vào đĩa có quả cầu thứ hai một khối lượng m
1
= 17g. Đổi vị trí hai chất lỏng cho nhau, để cân thăng bằng ta phải thêm m
2
= 27g cũng vào đĩa có
quả cầu thứ hai. Tìm tỉ số hai khối lượng riêng của hai chất lỏng.
Bài 9: Một quả bóng bay của trẻ em được thổi phồng bằng khí Hiđrô có thể tích 4dm
3
. Vỏ bóng
bay có khối lượng 3g buộc vào một sợi dây dài và đều có khối lượng 1g trên 10m. Tính chiều dài
của sợi dây được kéo lên khi quả bóng đứng cân bằng trong không khí. Biết khối lượng 1lít không
khí là 1,3g và của 1 lít Hiđrô là 0,09g. Cho raằng thể tích quả bóng và khối lượng riêng của không
khí không thay đổi khi quả bóng bay lên.
Bài 10: Một thỏi hợp kim có thể tích 1 dm
3
và khối lượng 9,850kg tạo bởi bạc và thiếc . Xác định
khối lượng của bạc và thiếc trong hợp kim đó , biết rằng khối lượng riêng của bạc là 10500 kg/m
3
,
của thiếc là 2700 kg/m
3
. Nếu :
a/ Thể tích của hợp kim bằng tổng thể tích của bạc và thiếc
b/ Thể tích của hợp kim bằng 95% tổng thể tích của bạc và thiếc .
GV : LÊ THÌN
3
3