ĐỀ ĐỌC HIỂU NGỮ VĂN 9 (KÌ II) Ôn thi vào 10

CLB HSG Hà Nội xin giới thiệu ĐỀ ĐỌC HIỂU NGỮ VĂN 9 (KÌ II) Ôn thi vào 10. ĐỀ ĐỌC HIỂU NGỮ VĂN 9 (KÌ II) Ôn thi vào 10 là tài liệu hay và quý giúp các thầy cô tham khảo trong quá trình dạy văn 9 và ôn thi vào 10. Hãy tải ngay ĐỀ ĐỌC HIỂU NGỮ VĂN 9 (KÌ II) Ôn thi vào 10. Baigiangxanh nơi luôn cập nhật các kiến thức mới nhất. Chúc các bạn thành công !!!

Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Zalo 0388202311 hoặc Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.

Spinning

Đang tải tài liệu...

Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Zalo 0388202311 hoặc Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.

HỌC KÌ II

1. BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

ĐỀ 1: đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi:

Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan

trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân

loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ

biết phân công, cố gắng tích luỹ ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi

lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản

tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hoá học

thuật của nhân loại. Chúng ta mong tiến lên từ văn hoá, học thuật của giai đoạn này, thì

nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát.

Nếu xoá bỏ hết các thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ thì chưa biết chừng

chúng ta đã lùi điểm xuất phát về đến mấy trăm năm, thậm chí là mấy nghìn năm trước.

Lúc đó, dù có tiến lên cũng chỉ là đi giật lùi, làm kẻ lạc hậu...

Câu hỏi:

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn

văn?

Câu 2: Trong đoạn văn tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?

Câu 3: Xác định phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn sau: Học vấn không chỉ là

chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì

học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại.

Câu 4: Trình bày nội dung của đoạn văn trên?

Câu 5: Từ đoạn văn được trích dẫn ở trên, em có suy nghĩ gì về việc đọc sách của học sinh

hiện nay? (Viết khoảng 10 câu).

GỢI Ý:

Câu 1. Đoạn văn trích từ văn bản Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm.

Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: Nghị luận.

Câu 2. Trong đoạn văn tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận: phân tích.

Câu 3. Các phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn là phép nối ( từ nối "Bởi vì") và

phép lặp từ ngữ (từ "học vấn").

Câu 4. Nội dung chính của đoạn văn: Bàn về mối quan hệ chặt chẽ giữa học vấn và việc

đọc sách.

Câu 5. Có thể dựa trên cơ sở các ý chính sau để triển khai đoạn văn của riêng mình:

- Sách là một phương tiện dùng để ghi chép, lưu giữ và lưu truyền tri thức trong xã hội loài

người. Sách đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển tri thức. Mỗi quyển sách là một

động lực phát triển văn minh xã hội.

- Ngày nay, do nền công nghệ thông tin phát triển mạnh, sách đã bị xem thường. Xu

hướng toàn cầu hóa diễn ra ồ ạt, khiến cho học sinh ngày nay không chịu đọc sách. Một

thực tế cần phải xác nhận là học sinh ngày nay không còn yêu mến sách nữa. Việc đọc

sách của học sinh vì thế cũng rất hạn chế.

- Ngày nay, nhờ các thành tựu của nền khoa học kĩ thuật, các phương tiện truyền thông và

thiết bị điện tử gần như đã thay thế vai trò của sách. Con người đã tiến hành ghi chép và

lưu trữ tri thức vào các bộ nhớ điện tử.

- Học sinh Việt Nam ngày nay không có hứng thú đọc sách. Ngoài những quyển sách bắt

buộc phải đọc học sinh ít quan tâm đến sách khác.

- Học sinh thường hay đọc các loại truyện tranh có nội dung nhảm nhí, vô bổ mà ít tìm đến

các loại sách khoa học.

1