Đề cương ôn tập Lịch sử 6 học kì 2

Spinning

Đang tải tài liệu...

Giaovienvietnam

HỌ và tên học sinh: ……………………………………… Lớp: ……………

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN LỊCH SỬ LỚP 6 HKII

1. Nhà Lương siết chặt ách đô hộ như thế nào?

– Đầu thế kỉ thứ VII, nhà Lương đô hộ Giao Châu, chúng chia nước ta thành: Giao Châu

(Bắc Bộ); Ái Châu (Thanh Hóa); Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu (Nghệ An – Hà Tĩnh);

Hoàng Châu (Quảng Ninh).

– Chủ trương chỉ có tôn thất nhà Lương và một số dòng họ lớn mới được giao chức vụ

quan trọng.

– Đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí.

2. Khởi nghĩa Lý Bí.

– Năm 542, Lý Bí dựng cờ khởi nghĩa ở Thái Bình (mạn bắc Sơn Tây), được hào kiệt

nhiều nơi nổi dậy hưởng ứng.

– Trong vòng gần 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện. Tiêu Tư

hoảng sợ bỏ chạy về Trung Quốc. Tháng 4 năm 542; đầu năm 543, nhà Lương 2 lần đưa

quân sang đàn áp, quân ta chủ động đón đánh và giành được thắng lợi.

3. Vì sao khởi nghĩa Lý Bí giành được thắng lợi?

– Cuộc khởi nghĩa Lý Bí giành được thắng lợi vì:

+ Sự chuẩn bị chu đáo cho cuộc khởi nghĩa.

+ Sự chỉ huy tài tình của Lý Bí và các tướng lĩnh.

+ Cách đánh chủ động, áp đảo.

+ Tinh thần yêu nước, dũng cảm, sự đoàn kết, ủng hộ nhiệt tình của nhân dân ta.

4. Lý Bí đã làm gì sau khi giành thắng lợi?

– Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế), đặt tên nước là Vạn Xuân,

dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức (Đức trời)

– Thành lập triều đình với hai ban văn, võ.

5. Em có suy nghĩ gì về việc đặt tên nước là Vạn Xuân?

– Từ “Vạn Xuân” đặt cho tên nước thể hiện lòng mong muốn cho sự trường tồn của dân

tộc, của đất nước. Khẳng định ý chí giành độc lập của dân tộc, mong đất nước mãi mãi

thanh bình, yên vui, tươi đẹp như một vạn mùa xuân.

6. Cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược đã diễn ra như thế nào?

- Tháng 5 năm 545, vua Lương cử Dương Phiêu làm Thứ sử Giao Châu, cùng với tướng

Trần Bá Tiên chỉ huy một đạo quân lớn theo hai đường thủy, bộ tiến xuống Vạn Xuân

- Lý Nam Đế chống cự không nổi, phải lui về giữ thành ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).

Thành bị vỡ, lão tướng Phạm Tu tử trận. Lý Nam Đế phải đem quân ngược sông Hồng về

giữ thành Gia Ninh (Việt Trì – Phú Thọ). Đầu năm 546, quân Lương chiếm được thành

Gia Ninh, Lý Nam Đế phải chạy đến miền núi Phú Thọ; sau đó lại đem quân ra đóng ở hồ

Điển Triệt.

- Vào một đêm trời mưa to, gió lớn, Trần Bá Tiên chỉ huy đoàn quân đánh úp vào hồ

Điển Triệt. Quân ta tan vỡ, Lý Nam Đế phải chạy vào động Khuất Lão (Tam Nông – Phú

Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần