Dap an Van C2007.pdf

Không thẻ bỏ qua các nhóm để nhận nhiều tài liệu hay 1. Ngữ văn THPT 2. Giáo viên tiếng anh THCS 3. Giáo viên lịch sử 4. Giáo viên hóa học 5. Giáo viên Toán THCS 6. Giáo viên tiểu học 7. Giáo viên ngữ văn THCS 8. Giáo viên tiếng anh tiểu học 9. Giáo viên vật lí CLB HSG Hà Nội xin giới thiệu Tuyển tập bộ đề thi đại học và đáp án khối C. Tuyển tập bộ đề thi đại học và đáp án khối C là tài liệu hay và quý giúp các thầy cô tham khảo trong quá trình ôn thi Đại học khối C . Hãy tải ngay Tuyển tập bộ đề thi đại học và đáp án khối C. Baigiangxanh nơi luôn cập nhật các kiến thức mới nhất. Chúc các bạn thành công !!!!!!!Xem trọn bộ Tuyển tập bộ đề thi đại học và đáp án khối C. Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 200K để sử dụng toàn bộ kho tài liệu, vui lòng liên hệ qua Zalo 0388202311 hoặc Fb: Hương Trần.

Spinning

Đang tải tài liệu...

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2007

ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: VĂN, khối C

(Đáp án - Thang điểm có 03 trang)

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

I

Những đặc điểm thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám 1945

2,0

1.

Đặc điểm nội dung (1,0 điểm)

-

Thơ Xuân Diệu thể hiện tình yêu đời, yêu cuộc sống thiết tha, mãnh liệt (say cảnh,

say tình, thiết tha giao cảm với đời).

- Thơ Xuân Diệu cũng thể hiện tâm trạng chán nản, hoài nghi; nhân vật trữ tình trong

thơ thường cô đơn.

1,0

2.

Đăc điểm nghệ thuật (1,0 điểm)

Đặc sắc của thơ Xuân Diệu là ở cảm hứng, thi tứ, bút pháp:

- Cảm xúc trong thơ Xuân Diệu say đắm, mãnh liệt. Ông cảm nhận thế giới chung

quanh bằng tất cả giác quan và bằng cái nhìn mới mẻ, tươi non.

- Thơ Xuân Diệu là sự kết hợp hai yếu tố cổ điển và hiện đại, Đông và Tây; nhưng ảnh

hưởng của thơ phương Tây vẫn đậm nét hơn (từ cảm hứng đề tài, đến xây dựng hình

ảnh, cú pháp, nhịp điệu, ngôn từ).

1,0

II

Phân tích nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc

5,0

1.

Giới thiệu chung (0,5 điểm)

-

Năm 1922 Khải Định sang Pháp dự cuộc đấu xảo thuộc địa ở Mác-xây. Chuyến đi

này đã bị các nhà cách mạng yêu nước lên án mạnh mẽ. Nguyễn Ái Quốc lúc đó đang

ở Pháp đã góp tiếng nói phê phán vua bù nhìn Khải Định và chính phủ Pháp bằng

truyện Vi hành in trên báo Nhân đạo (1923).

- Tác giả đã sử dụng nghệ thuật trào phúng để đạt mục đích trên.

0,5

2.

Nghệ thuật trào phúng của truyện (4 điểm)

a. Cách đặt nhan đề

- Incognito nguyên văn tiếng Pháp có nghĩa là không ai biết, dùng tên giả. Dịch giả

Phạm Huy Thông chuyển nghĩa Incognito sang tiếng Việt là “Vi hành”. Trong trường

hợp này tác giả dùng theo ý mỉa mai vị vua An Nam tưởng là được nước Pháp quí trọng

nhưng sự thật thì không ai biết đến.

- Nhan đề tác phẩm đã chứa đựng một sự mỉa mai, giễu cợt.

0,5

b. Tạo tình huống nhầm lẫn độc đáo

- Tình huống nhầm lẫn: Trên tàu điện ngầm một đôi trai gái người Pháp nhầm tưởng

nhân vật tôi - người kể chuyện là vua An Nam đang “vi hành” ở Pari. Tình huống này

vừa oái oăm, vừa hài hước; vừa vô lí, vừa hợp lí nhằm lên án bản chất của vị vua An

Nam.

-

Tình huống nhầm lẫn được tăng tiến dần (từ đôi nam nữ trên tàu điện, đến quần

chúng, thậm chí đến Chính phủ Pháp) có tác dụng vừa lên án vị vua An Nam, vừa giễu

cợt một cách kín đáo việc Chính phủ Pháp phái mật thám theo dõi những người Việt

Nam yêu nước trên đất Pháp.

-

Tình huống nhầm lẫn nói trên làm cho việc lên án có tính khách quan (vì tất cả

những lời chê bai, bình phẩm về vua An Nam đều xuất phát từ miệng người Pháp) và

do đó có sức thuyết phục cao.

1,5

c. Cách dựng chân dung nhân vật biếm họa

-

Miêu tả gián tiếp: nhân vật chính không xuất hiện trực tiếp, nhưng qua những lời

nhận xét, bình phẩm của đôi nam nữ người Pháp, bản chất và tính cách vị vua An

Nam vẫn được hiện lên vừa rõ nét, vừa hài hước.

- Nhờ việc lựa chọn và sắp xếp các chi tiết đặc sắc để miêu tả (ngoại hình xấu xí, trang

phục loè loẹt, điệu bộ lúng túng đến thảm hại, hành vi mờ ám…), nhân vật vua An Nam

hiện lên như một bức chân dung biếm hoạ đặc sắc.

1.0