1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2008
ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn: LỊCH SỬ, khối C
(Đáp án – Thang điểm có 03 trang
)
Câu
Đáp án
Điểm
Trình bày tác động của hai sự kiện lịch sử sau đây đối với cách mạng Việt
Nam trong thời kì 1939-1945:
-
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (9-1939);
-
Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh (8-1945).
2,50
Ngày 1-9-1939, Đức tiến công Ba Lan. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Hai
ngày sau, Anh, Pháp tuyên chiến với Đức.
0,25
Bọn Pháp ở Đông Dương phát xít hóa bộ máy nhà nước, tăng cường vơ vét bóc
lột nhân dân và đàn áp phong trào cách mạng, đẩy nhân dân ta vào cảnh ngột
ngạt về chính trị, bần cùng về kinh tế. Nhiệm vụ giải phóng dân tộc trở nên cấp
bách.
0,50
Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng (11-1939) quyết định đặt
nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu; thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất
phản đế Đông Dương...; đánh dấu sự mở đầu cho chủ trương chuyển hướng đấu
tranh của Đảng, đưa nhân dân ta bước vào cuộc vận động giải phóng dân tộc.
0,50
Bị thất bại dồn dập trên mặt trận châu Á – Thái Bình Dương, nhất là khi đạo quân
Quan Đông đứng trước nguy cơ bị Hồng quân Liên Xô tiêu diệt và bị Mĩ ném hai
quả bom nguyên tử, Nhật Bản chính thức tuyên bố đầu hàng Đồng minh không
điều kiện; quân Nhật ở Đông Dương bị tê liệt, chính phủ Trần Trọng Kim hoang
mang cực độ. Thời cơ cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền đã
đến.
0,50
Hội nghị toàn quốc của Đảng quyết định phát động toàn dân tổng khởi nghĩa,
giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương... Đại hội quốc
dân họp tại Tân Trào tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng; thông qua
10 chính sách của Việt Minh, thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam.
0,50
I
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chí Minh, nhân dân ta nổi dậy tổng khởi
nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
0,25
Tại sao Đảng và Chính phủ phát động toàn quốc kháng chiến chống thực
dân Pháp vào ngày 19-12-1946? Nêu ngắn gọn đường lối kháng chiến do
Đảng ta đề ra trong những năm 1946-1947.
2,50
II
Chính phủ ta kiên trì giải quyết mối quan hệ Việt - Pháp bằng con đường hòa
bình, thương lượng, thể hiện qua việc kí kết và nghiêm chỉnh thực hiện Hiệp
định Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946).
0,50