Công thức rơi tự do và bài tập vận dụng

Spinning

Đang tải tài liệu...

Giaovienvietnam.com

BÀI TẬP RƠI TỰ DO

Phần I. Đại cương về rơi tự do (Lý thuyết và tính toán căn bản về rơi tự do).

Câu 1. Chọn phát biểu sai về các đặc điểm của chuyển động thẳng đều

A. Phương của chuyển động rơi tự do là phương thẳng đứng của dây dọi

B. Hòn bi sắt được tung lên theo phương thẳng đứng sẽ chuyển động rơi tự do

C. Rơi tự do là một chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc g

D. Chuyển động rơi tự do có chiều từ trên cao xuống thấp

Câu 2. Chọn phát biểu đúng về rơi tự do

A. Gia tốc rơi tự do g phụ thuộc vĩ độ địa lí và độ cao so với mặt biển

B. Gia tốc g có giá trị nhỏ nhất ở hai địa cực và lớn nhất ở xích đạo

C. Mọi vật trên trái đất đều có phương rơi tự do song song với nhau

D. Gia tốc rơi tự do g ở Hà Nội có giá trị nhỏ hơn ở TP Hồ Chí Minh

Câu 3. Chuyển động của vật nào sau đây có thể là rơi tự do

A. Người nhảy từ máy bay xuống chưa mở dù

B. Quả cầu được Galilê thả từ tháp nghiêng Pi da cao 56m xuống đất

C. Cục nước đá rơi từ đám mây xuống mặt đất trong trận mưa đá

D. Lá vàng mùa thu rụng từ cành cây xuống mặt đất

Câu 4. Chọn câu sai

A. Vật rơi tự do khi không chịu sức cản của môi trường

B. Khi rơi tự do các vật chuyển động giống nhau

C. Công thức s = ½ gt

2

dùng để xác định quãng đường đi được của vật rơi tự do

D. Có thể coi sự rơi tự do của chiếc lá khô từ trên cây xuống là sự rơi từ do

Câu 5. Chọn phát biểu đúng về sự rơi tự do

A. Mọi vật trên trái đất đều rơi tự do với cùng một gia tốc

B. Trọng lực là nguyên nhân duy nhất gây ra sự rơi tự do

C. Mọi chuyển động nhanh dần đều theo phương thẳng đứng là rơi tự do

D. Gia tốc rơi tự do phụ thuộc kinh độ của địa điểm đang xét.

Câu 6. Chuyển động của vật nào sau đây có thể là rơi tự do

A. Một hòn bi được thả từ trên xuống. B. Một máy bay đang hạ cánh

Trang 1

Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần