Cấu tạo và tính chất của xương – Giải bài tập SGK và SBT

Spinning

Đang tải tài liệu...

Giaovienvietnam.com

Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương

I - Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 (trang 20 VBT Sinh học 8): Cấu tạo hình ống, nan xương ở đầu xương

xếp vòng cung có ý nghĩa gì đối với chức năng nâng đỡ của xương?

Trả lời:

- Cấu tạo hình ống làm cho xương nhẹ và vững chắc.

- Đầu xương xếp vòng cung có ý nghĩa phân tán lực làm tăng khả năng chịu lực.

Bài tập 2 (trang 21 VBT Sinh học 8): Quan sát hình 8 – 5 SGK, cho biết vai trò

của sụn tăng trưởng.

Trả lời:

Các tế bào ở sụn tăng trưởng phân chia và hoá xương làm xương dài ra. Ở tuổi

thiếu niên và nhất là ở tuổi dậy thì, xương phát triển nhanh. Đến tuổi trưởng thành,

sụn tăng trường không còn khả năng hóa xương, do đó người không cao thêm.

Bài tập 3 (trang 21 VBT Sinh học 8): Thí nghiệm tìm hiểu thành phần và tính

chất của xương:

Trả lời:

1. Hiện tượng xảy ra là có bọt khí nổi lên, điều đó chứng tỏ trong thành phần của

xương có muối cacbônat, khi tác dụng với axít sẽ giải phóng khí cacbônic. Sau đó,

uốn cong thấy xương mềm dẻo, dễ uốn cong.

2. Đốt một xương đùi ếch khác (hoặc một mẩu xương bất kì) trên ngọn lửa đèn cồn

cho đến khi xương không cháy nữa, không còn thấy khói bay lên. Bóp nhẹ phần

xương đã đốt thấy tro, đó chính là thành phần chất khoáng.

3. Từ các thí nghiệm có thể rút ra kết luận, xương gồm 2 thành phần: chất hữu cơ

(cốt giao) và chất khoáng (canxi) làm cho xương bền chắc và có tính mềm dẻo. Tỉ

lệ chất cốt giao thay đổi theo tuổi.

II - Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần