Giaovienvietnam.com
MẸO HỌC THUỘC
BẢNG TUẦN HOÀN
HÓA HỌC SIÊU TỐC
Bảng tuần hoàn hóa học là một công cụ rất quen thuộc đối với mỗi học sinh
trung học phổ thông. Việc học thuộc bảng này chắc hẳn không phải bạn học sinh
nào cũng dễ dàng làm được. Do đó, chúng tôi xin cung cấp một số mẹo học sẽ giúp
các bạn có thể làm được điều tưởng như không thể này.
Như chúng ta đã biết, dãy điện hóa được phổ thơ để học cho dễ thuộc và áp
dụng. Mẹo sau đây giúp học thuộc nhanh bảng tuần hoàn cũng vậy.
Để học được phần khá căng thẳng này, chúng ta cần nắm vững những khái
niệm cơ bản sau:
Chu kì (hàng ngang trong bảng tuần hoàn):. Trong 1 chu kì khi đi từ trái
sang phải: Z+ tăng dần nhưng số lớp e không đổi.
+Lực hút giữa hạt nhân với e ngoài cùng tăng => Bán kính giảm => Khả năng
nhường e giảm (tính kim loại yếu dần) => Khả năng nhận thêm e tăng dần =>
Tính phi kim mạnh dần.
+Độ âm điện tăng dần
+Hóa trị cao nhất với oxi của các nguyên tố tăng lần lượt từ 1 đến 7. Hóa trị với
hiđro của các phi kim giảm từ 4 đến 1.
+Tính bazơ của oxit và hiđroxit tương ứng giảm dần, đồng thời tính axit của
chúng tăng dần.
Nhóm (cột dọc trong bảng tuần hoàn): Trong 1 nhóm A khi đi từ trên xuống:
Z+ tăng dần và số lớp e cũng tăng
+Bán kính nguyên tử tăng và chiếm ưu thế hơn => Khả năng nhường e tăng =>
Tính kim loại tăng và khả năng nhận e giảm dần => Tính phi kim giảm dần.
+Độ âm điện giảm dần.
+Tính bazơ của các oxit và hidroxit tăng, tính axit giảm dần.
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần