Giaovienvietnam.com
Giải bài Toán bằng phương pháp giả thiết tạm
Trong các bài toán ở Tiểu học, có một dạng toán trong đó đề cập đến hai đối
tượng (là người, vật hay sự việc) có những đặc điểm được biểu thị bằng hai số
lượng chênh lệch nhau, chẳng hạn hai chuyển động có vận tốc khác nhau, hai
công cụ lao động có năng suất khác nhau, hai loại vé có giá tiền khác nhau ...
Ta thử đặt ra một trường hợp cụ thể nào đó không xảy ra, không phù hợp với
điều kiện bài toán, một khả năng không có thật , thậm chí một tình huống vô lí.
Tất nhiên giả thiết này chỉ là tạm thời để chúng ta lập luận nhằm đưa bài toán
về một tình huống quen thuộc đã biết cách giải hoặc lập luận để suy ra được cái
phải tìm. Chính vì thế mà phương pháp giải toán này phải đòi hỏi có sức tưởng
tượng phong phú, óc suy luận linh hoạt...
Những bài toán giải được bằng phương pháp giả thiết tạm có thể giải bằng
phương pháp khác. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, cách giải bằng giả thiết
tạm thường gọn gàng và mang tính "độc đáo".
Bài 1:
2 người thợ làm chung một công việc thì phải làm trong 7 giờ mới xong.
Nhưng người thợ cả chỉ làm 4 giờ rồi nghỉ do đó người thứ hai phải làm 9 giờ
nữa mới xong. Hỏi nếu làm riêng thì mỗi người phải làm mấy giờ mới xong?
Lấy 4 giờ của người thợ thứ hai để cùng làm với thợ cả thì được: 4/7 (công
việc)
Thời gian còn lại của người thứ hai: 9 - 4 = 5 (giờ)
5 giờ của người thứ hai làm được: 1 – 4/7 = 3/7 (công việc)
Thời gian người thợ thứ hai làm xong công việc: 5 : 3 x 7 = 11 giờ 40 phút.
7 giờ người thứ hai làm được: 3/7 : 5 x 7 = 0,6 (công việc)
7 giờ người thợ cả làm được: 1 – 0,6 = 0,4 (công việc)
Thời gian người thợ cả làm xong công việc: 1 : 0,4 x 7 = 17 giờ 30 phút
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần