CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN SAU TẬP HUẤN SGK LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7
(PHẦN ĐỊA LÍ) (BỘ SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO)
Câu 1. Điểm mới về nội dung của sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 7 là
A.
tính mở rộng, tính cập nhật, tính chính xác, tính khoa học.
B.
tính thực tiễn, tính tích hợp, tính chính xác, tính mở rộng.
C.
tính thực tiễn, tính tích hợp, tính mở rộng, tính cập nhật.
D.
tính cập nhật, tính tích hợp, tính khoa học, tính mở rộng.
Câu 2. Nhận định nào chưa đúng về hệ thống câu hỏi phát triển năng lực được xây dựng trong
sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 7?
A.
Bao gồm các câu hỏi cơ bản và phân hoá nhằm đáp ứng yêu cầu cần đạt và nâng cao.
B.
Câu hỏi luôn được sắp xếp ở đầu mỗi đề mục trong phần hình thành kiến thức mới.
C.
Chú trọng các câu hỏi hình thành tư duy phản biện.
D.
Chú trọng các câu hỏi vận dụng đa dạng, các câu hỏi rèn luyện kĩ năng.
Câu 3. Trình tự đúng của việc triển khai một bài học trong sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 7 là
A.
Mở đầu – Hình thành kiến thức mới/ Khám phá – Luyện tập – Vận dụng.
B.
Mở đầu – Hình thành kiến thức mới/ Khám phá – Vận dụng – Luyện tập.
C.
Mở đầu – Luyện tập – Hình thành kiến thức mới/ Khám phá – Vận dụng.
D.
Mở đầu – Vận dụng – Hình thành kiến thức mới/ Khám phá – Luyện tập.
Câu 4. Sách giáo khoa được thiết kế đảm bảo sự hài hoà giữa ………………
A.
kênh chữ (chính văn) và hình ảnh.
B.
màu sắc và hình ảnh.
C.
hình thức và nội dung.
D.
các kênh thông tin.
Câu 5. Mỗi châu lục/ khu vực được thiết kế 3 bản đồ cơ bản gồm:
A.
bản đồ tự nhiên, bản đồ khí hậu, bản đồ dân cư – đô thị.
B.
bản đồ địa hình, bản đồ khí hậu, bản đồ kinh tế.
C.
bản đồ địa hình và khoáng sản, bản đồ cảnh quan, bản đồ dân cư – đô thị.
D.
bản đồ tự nhiên, bản đồ khí hậu, bản đồ kinh tế – xã hội.
Câu 6. Trong sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 7, Mê-hi-cô được trình bày trong khu vực Trung
và Nam Mỹ dựa vào sự tương đồng về
A.
đặc điểm văn hoá – xã hội.
B.
đặc điểm địa hình.
C.
đặc điểm khí hậu.
D.
thế mạnh kinh tế.
Câu 7. Một trong những yêu cầu cơ bản về phương pháp khi dạy học phần Địa lí trong sách giáo
khoa Lịch sử và Địa lí 7 là
A.
đa dạng hoá hình thức dạy học.
B.
tích cực hoá hoạt động của học sinh.
C.
khai thác đầy đủ các ngữ liệu được trang bị trong sách giáo khoa.
D.
phối hợp linh hoạt các kĩ thuật dạy học.
Câu 8. Nhận định nào dưới đây chưa đúng về phương pháp đánh giá học sinh trong phần Địa lí
7?
A.
Đa dạng hoá hình thức đánh giá
B.
Tăng cường đánh giá thường xuyên
C.
Tăng cường đánh giá khả năng vận dụng tri thức vào thực tiễn
D.
Thường xuyên sử dụng rubrics để đảm bảo khách quan khi đánh giá
Câu 9. Các bài học Địa lí trong sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 7 gồm mấy dạng? Đó là những
dạng nào?
A.
1 dạng bài, đó là Tìm hiểu kiến thức và kĩ năng mới
B.
2 dạng bài, gồm: Tìm hiểu kiến thức và kĩ năng mới; Thực hành
C.
3 dạng bài, gồm: Tìm hiểu kiến thức mới; Tìm hiểu kĩ năng mới; Thực hành
D.
4 dạng bài, gồm: Tìm hiểu kiến thức mới; Tìm hiểu kĩ năng mới; Thực hành; Trải nghiệm
thực tế
Câu 10. Sách giáo khoa chú trọng đến trình độ và đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 7 thể
hiện ở việc
A.
lựa chọn hình ảnh phù hợp, thiết kế nội dung, câu hỏi, hoạt động phù hợp.
B.
sử dụng văn phong khoa học, trừu tượng; thiết kế nội dung, câu hỏi, hoạt động phù hợp.
C.
toàn bộ hình ảnh được thiết kế theo quy chuẩn, hệ thống câu hỏi giúp nâng cao trình độ
học sinh.
D.
lựa chọn hình ảnh phù hợp, sử dụng văn phong khoa học, trừu tượng.