BỘ 10 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SAU TẬP HUẤN GIÁO DỤC THỂ CHẤT 3.pdf

Không thẻ bỏ qua các nhóm để nhận nhiều tài liệu hay 1. Ngữ văn THPT 2. Giáo viên tiếng anh THCS 3. Giáo viên lịch sử 4. Giáo viên hóa học 5. Giáo viên Toán THCS 6. Giáo viên tiểu học 7. Giáo viên ngữ văn THCS 8. Giáo viên tiếng anh tiểu học 9. Giáo viên vật lí CLB HSG Hà Nội xin giới thiệu tới thầy cô và các bạn Tài liệu tập huấn Lớp 3 - Full môn. Đây là tài liệu hay và quý giúp các thầy cô tham khảo trong quá trình dạy học lớp 3. Hãy tải ngay Tài liệu tập huấn Lớp 3 - Full môn. Baigiangxanh nơi luôn cập nhật các kiến thức mới nhất. Chúc các bạn thành công !!!!!!!Xem trọn bộ Tài liệu tập huấn Lớp 3 - Full môn. Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 200K để sử dụng toàn bộ kho tài liệu, vui lòng liên hệ qua Zalo 0388202311 hoặc Fb: Hương Trần.

Spinning

Đang tải tài liệu...

CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ SAU TẬP HUẤN

MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT 3

1. Một trong những mục tiêu của môn Giáo dục thể chất cấp tiểu học là

A. vận dụng những điều đã học để điều chỉnh chế độ sinh hoạt và tập luyện, tham gia

tích cực các hoạt động thể dục, thể thao.

B. giúp học sinh tiếp tục củng cố và phát triển các kĩ năng chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh

thân thể và vận động cơ bản, thói quen tập luyện và kĩ năng thể dục thể thao.

C. giúp học sinh biết cách chăm sóc sức khoẻ và về sinh thân thể, bước đầu hình thành

các kĩ năng vận động cơ bản, thói quen tập luyện thể dục thể thao.

D. Tất cả các ý trên.

2. Các thành phần năng lực thể chất bao gồm

A. chăm sóc sức khoẻ, vận động cơ bản và thói quen tập luyện.

B. chăm sóc sức khoẻ, vận động cơ bản và hoạt động thể dục thể thao.

C. rèn luyện sức khoẻ, vận động cơ bản và hoạt động thể dục thể thao.

D. rèn luyện sức khoẻ, kĩ năng vận động và thói quen tập luyện.

3. Ở cấp Tiểu học, phẩm chất trách nhiệm có thể được thể hiện như thế nào?

A. Có ý thức giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, chăm sóc sức khoẻ.

B. Thường xuyên tham gia các công việc của gia đình vừa sức với bản thân.

C. Luôn giữ lời hứa; mạnh dạn nhận lỗi, sửa lỗi và bảo vệ cái đúng, cái tốt.

D. Không phân biệt đối xử, chia rẽ các bạn.

4. Để phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh cấp tiểu học qua môn

Giáo dục thể chất, giáo viên có thể

A. giúp học sinh có ý thức nhận ra và sửa chữa sai sót khi tập luyện.

B. tổ chức tập luyện cá nhân.

C. giúp học sinh tự làm được những việc ở nhà và ở trường.

D. tổ chức các hoạt động theo nhóm cho học sinh.

5. Yêu cầu cần đạt để hình thành và phát triển năng lực chăm sóc sức khoẻ ở lớp

3 là

A. biết thực hiện vệ sinh sân tập và vệ sinh cá nhân.

B. bước đầu biết lựa chọn môi trường tự nhiên có lợi trong tập luyện.

C. biết thực hiện vệ sinh cá nhân, đảm bảo an toàn trong tập luyện.

D. biết chuẩn bị dụng cụ và đảm bảo an toàn trong tập luyện.

6. Nội dung về Tư thế và kĩ năng vận động cơ bản nào sau đây có trong chương

trình môn Giáo dục thể chất ở lớp 3?

A. Các bài tập di chuyển vượt chướng ngại vật.

B. Các bài tập rèn luyện kĩ năng tung, bắt bằng tay.

C. Trò chơi rèn luyện kĩ năng vận động và phản xạ.

D. Tất cả các nội dung trên.

7. Cấu trúc một bài học trong sách Giáo dục thể chất 3 gồm

A. ba phần: mở đầu, tập luyện và kết thúc.

B. ba phần: mở đầu, luyện tập và thả lỏng.

C. bốn phần: mở đầu, kiến thức mới, luyện tập và vận dụng.

D. bốn phần: mở đầu, tập luyện, thả lỏng và vận dụng.

8. Để hình thành, phát triển năng lực vận động cơ bản ở học sinh cấp tiểu học,

giáo viên có thể

A. phối hợp với cha mẹ học sinh giúp đỡ học sinh thực hiện nền nếp giữ gìn vệ sinh,

chăm sóc sức khoẻ bản thân.

B. giúp học sinh hình thành và phát triển được các tố chất thể lực cơ bản.

C. hướng dẫn học sinh tập luyện môn thể dục thể thao phù hợp với sở thích, sở

trường.

D. Tất cả các ý trên.

9. Nguyên tắc đánh giá kết quả giáo dục là

A. phải căn cứ vào mục tiêu và các yêu cầu cần đạt đối với từng lớp học, cấp học

trong chương trình môn Giáo dục thể chất, theo các tiêu chuẩn đánh giá thể lực học

sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, chú trọng kĩ năng vận động và hoạt động

thể dục thể thao của học sinh.

B. phải bảo đảm toàn diện, khách quan, có phân hoá; kết hợp giữa đánh giá thường

xuyên và định kì; kết hợp giữa đánh giá của giáo viên, tự đánh giá và đánh giá đồng

đẳng của học sinh, đánh giá của cha mẹ học sinh. Học sinh được biết thông tin về hình

thức, thời điểm, cách đánh giá và chủ động tham gia quá trình đánh giá.

C. phải coi trọng sự tiến bộ của học sinh về năng lực, thể lực và ý thức học tập; có tác

dụng thúc đẩy và hỗ trợ học sinh phát triển các phẩm chất và năng lực; tạo được hứng

thú và khích lệ tinh thần tập luyện của học sinh, qua đó khuyến khích học sinh tham

gia các hoạt động thể dục thể thao ở trong và ngoài nhà trường.

D. Tất cả các ý trên.

10. Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Giáo dục thể chất, ở lớp 1, lớp 2

và lớp 3, nội dung thể thao tự chọn chủ yếu là

A. trò chơi vận động gắn với một số môn thể thao phù hợp với thể lực của học sinh và

khả năng tổ chức của nhà trường.

B. những môn thể thao cần được hướng dẫn luyện tập và tham gia thi đấu.

C. những kĩ thuật cơ bản và nâng cao.

D. những kĩ năng vận dụng, thi đấu.