Giaovienvietnam.com
-1-
88 ĐỀ VĂN CẢM THỤ LỚP 5
Giaovien
I.
Thế nào là cảm thụ văn học?
Cảm thụ văn học là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị
và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (cuốn truyện, bài văn, bài thơ...) hay
một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn , đoạn thơ...thậm chí một từ ngữ có giá trị trong
câu văn, câu thơ)
Như vậy, cảm thụ văn học có nghĩa là khi đọc (nghe) một câu chuyện, một bài thơ... ta
không những hiểu mà còn phải xúc cảm, tưởng tượng và thật sự gần gũi, “nhập thân”
với những gì đã đọc...
Để có được năng lực cảm thụ văn học sâu sắc và tinh tế, cần có sư say mê, hứng
thú khi tiếp xúc với thơ văn; chịu khó tích lũy vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn
học; nắm vững kiến thức cơ bản về tiếng Việt phục vụ cho cảm thụ văn học.
II.
Cách viết một đoạn bài cảm thụ vănhọc:
a.
Đọc kỹ đề bài, nắm chắc yêu cầu của bài tập (phải trả lời được điều gì? Cần
nêu bật được ýgì?...)
b.
Đọc và tìm hiểu về câu thơ (câu văn ) hay đoạn trích được nêu trong bài (Dựa
vào yêu cầu cụ thê của bài tập để tìm hiểu, ví dụ: cách dùng từ đặt câu; cách
dùng hình ảnh, chi tiết; cách sử dụng biện pháp nghệ thuật quen thuộc như so
sánh, nhân hóa, điệp ngữ...đã giúp em cảm nhận được nội dung, ý nghĩa gì đẹp
đẽ, sâusắc).
c.
Viết đoạn văn về cảm thụ văn học (khoảng 5-7 dòng) hướng vào yêu cầu của
đề bài. (Đoạn văn có thể bắt đầu bằng một câu “mở đoạn” để dẫn dắt người
đọc hoặc trả lời thẳng vào câu hỏi chính; tiếp đó, cầnnêu rõ các ý theo yêu cầu
của đề bài; cuối cùng, có htể “kết đoạn” bằng một câu ngắn gọn để “gói” lại nội
dung cảmthụ)
Nắm vững yêu cầu về cảm thụ văn học ở tiẻu học, kiên trì tập luyện từng bước
(từ dễ đến khó), nhất định học sinh sẽ viết được những đoạn văn hay về cảm thụ văn
học, sẽ có được năng lực cảm thụ văn học tốt để phát hiện biết bao điều đáng quý
trong văn học và cuộc sống của chúng ta.
Đề 1: Trong bài Dừa ơi! (Tiếng Việt5 , tập một), nhà thơ Lê Anh Xuân có viết:
“Dừa vẫn đứng hiên ngang caovút
Lá vẫn xanh rất mực dịudàng
Rễ dừa cắm sâu vào lòngđât,
Như dân làng bám chặt quê hương.”
Em hãy cho biết: hình ảnh cây dừa trong đoạn thơ trênnói lên những điều gì đẹp đẽ
về người dân miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ?
BÀI LÀM:
Trong khổ thơ trên (trích trong bài Dừa ơi) của nhà thơ Lê Anh Xuân, ta thấy tác giả
như muốn thông qua hình tượng cây dừa để ca ngợi phẩm chất kiên cường, anh dũng,
hiên ngang, tự hào trong chiến đấu của người dân miền Nam. Đồng thời tác giả cũng
muốn nói lên phẩm chất trong sáng, thủy chung, dịu dàng, đẹp đẽ trong cuộc sống và ý
chí kiên cường bám trụ, gắn bó chặt chẽ với mảnh đất quê hương mình của người dân
miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứunước.
Đề 2: Tả cảnh đẹp Sa Pa, nhà văn Nguyễn Phan Hách đã viết:
“Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh
một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn
với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.”
(Đường đi Sa Pa- Tiếng Việt 4, tập một, 1995)
Em có nhận xét gì về cách dùng từ, đặt câu ở đoạn văn trên? Nêu tác dụng của cách
dùng từ, đặt câu đó.
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần