PHẦN I: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ
HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM
1.Mở bài
– Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận
– Nêu vấn đề cần nghị luận ra ( trích dẫn)
– Phải làm gì về vấn đề đưa ra nghị luận (có tính chuyển ý)
2. Thân bài
* B
ước 1
: Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (…).
Tùy theo yêu cầu đề bài có thể có những cách giải thích khác nhau:
– Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.
- Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý
nghĩa, nội dung vấn đề.
– Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội dung, ý nghĩa của
vấn đề mà câu nói đề cập.
* Lưu ý: Tránh sa vào cắt nghĩa từ ngữ ( theo nghĩa từ vựng).
* Bước 2: Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng, đạo lí cần bàn
luận (…)
Bản chất của thao tác này là giảng giải nghĩa lí của vấn đề được đặt ra để làm sáng tỏ tới
cùng bản chất của vấn đề. Phần này thực chất là trả lời câu hỏi: Tại sao? (Vì sao?) Vấn đề
được biểu hiện như thế nào? Có thể lấy những dẫn chứng nào làm sáng tỏ?
* Bước 3: Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến…):
– Đánh giá vấn đề: Nêu ý/n của vấn đề, mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế của vấn
đề.
– Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề đang bàn luận (…)
– Mở rộng vấn đề
* Bước 4: Rút bài học nhận thức và hành động
– Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập,
trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm, …( Thực chất trả lời câu hỏi: từ vấn
đề bàn luận, hiểu ra điều gì? Nhận ra vấn đề gì có ý nghĩa đối với tâm hồn, lối sống bản
thân?…)
– Bài học hành động – Đề xuất phương châm đúng đắn, phương hướng hành động cụ thể
( Thực chất trả lời câu hỏi: Phải làm gì? …)
Kết bài
– Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài (…)
– Lời nhắn gửi đến mọi người (…)
ĐỀ 1: LÒNG TỰ TRỌNG
I. Mở bài
MB1: Từ xưa đến nay, trên khắp đất nước Việt Nam ta bất kể thời đại nào thì nhân
dân ta vẫn luôn đặt đạo đức là chuẩn mực hàng đầu đối với con người. Điều đó lại càng
đặc biệt cần thiết trong xã hội hiện đại ngày nay. Chính vì thế mà đạo đức luôn là thước
đo để đánh giá một con người một trong những đức tính được quan tâm và đánh giá nhất
là lòng tự trọng, lòng tự trọng là đức tính đầu tiên con người cần phải có.
1